"Lật tẩy" mánh khóe gian lận thi cử: thiết bị dễ bị thí sinh lợi dụng

Sự kiện: Giáo dục

Trước ngày diễn ra kỳ thi THPT Quốc gia, Thiếu tá Nguyễn Chí Thành, Phó Trưởng phòng 4, Cục An ninh Chính trị nội bộ (A83), Bộ Công an đã có cảnh báo về một số thiết bị dễ bị thí sinh lợi dụng để gian lận trong thi cử hiện nay.

Theo Thiếu tá Nguyễn Chí Thành, khi các thiết bị công nghệ phục vụ cho việc gian lận thi cử ngày càng tinh vi thì trách nhiệm, sức ép cho giám thị nói riêng, ngành giáo dục nói chung sẽ càng lớn vì các hành vi gian lận chủ yếu diễn ra trực tiếp tại phòng thi, nơi mà ngành giáo dục phụ trách trực tiếp.

Thiếu tá Nguyễn Chí Thành cho biết, để phát hiện gian lận, giám thị tại các phòng thi đóng một vai trò hết sức quan trọng. Ngoài việc tập huấn cho giám thị cách thức phát hiện gian lận thi cử thì việc lựa chọn các giám thị có kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm cao là hết sức cần thiết.

"Lật tẩy" mánh khóe gian lận thi cử: thiết bị dễ bị thí sinh lợi dụng - 1

Bộ Công an đưa ra cảnh báo về một số thiết bị dễ bị thí sinh lợi dụng gian lận.

Thiếu tá Nguyễn Chí Thành cảnh báo, theo quy chế thi, các loại máy tính được đưa vào phòng thi là máy thông dụng, phổ biến trên thị trường được Bộ GD-ĐT cho phép ... Tuy nhiên, do chủng loại máy tính hiện nay rất phong phú nên dù có được tập huấn, các giám thị cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc nhớ hết các ký hiệu máy.

Chẳng hạn: Trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2016, tại Hải Phòng đã xuất hiện trường hợp thí sinh dùng vỏ máy tính nhưng ruột là điện thoại Iphone để chụp ảnh đưa đề thi ra ngoài, đồng thời nhận lời giải từ bên ngoài gửi vào. Đây là hành vi gian lận, và đã được Công an Hải Phòng phát hiện. Do vậy, để hạn chế gian lận, với máy tính bỏ túi, các giám thị phải kiểm tra xem có đúng chức năng của máy tính không.

Về công tác phòng ngừa, phát hiện thi hộ, thi kèm, Thiếu tá Nguyễn Chí Thành cho biết: Đây cũng là vấn đề được Bộ Công an và công an địa phương, nhất là các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP.Hồ Chí Minh hết sức chú trọng.

Năm nay, Cục An ninh mạng, Bộ Công an sẽ làm viêc với Bộ GD-ĐT để chủ động ngăn chặn nếu có xuất hiện tình trạng này. Trước đó, trong năm 2016, thông qua các diễn đàn, các website trên mạng, công an Hà Nội cũng phát hiện được một số trường hợp thi hộ, thi kèm.

Tại cụm thi ĐH Bách Khoa Hà Nội, thầy Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng ĐH Bách Khoa cho biết, khâu bàn giao đề được chia ba vòng. Trong vòng lõi, trường ĐH Bách khoa huy động 30 người, hoàn toàn không có giao tiếp gì. Tất cả giao tiếp là qua PA83. Cả hội trường được niêm phong kín hết, chỉ có 1 cửa duy nhất có lực lượng công an văn hoá, thanh tra làm công tác in sao. Vòng ngoài là vòng 3 có công an phường, công an cơ động, cảnh sát, có dây chăng cấm bước qua...

Đối với những vật dụng được mang vào phòng thi, quy định không được mang trang thiết bị nào ngoài bút chì, thước kẻ và dụng cụ học tập, máy tính có trong danh mục… đặc biệt là các thiết bị có chức năng ghi, thu âm có chức năng phát. Phải trình giấy chứng nhận thiết bị chỉ có chức năng ghi hình, thu tiếng nhưng ko có chức năng phát.

Phần thí sinh tự do, có thí sinh chỉ thi môn thứ nhất không thi môn thứ hai, trường hợp này hết môn thi thứ nhất của môn tổ hợp phải thu lại giấy nháp, đề cũng phải để cẩn thận, để tránh thí sinh sử dụng lấy thêm thời gian của môn sau để làm bài thi môn trước, tạo sự không công bằng với các thí sinh khác...

Cảnh sát phát hiện thiết bị gian lận thi cử siêu tinh vi

Toàn tự sản xuất, lắp ráp thiết bị tai nghe siêu nhỏ dưới dạng vòng cổ để bán cho người có mục đích sử dụng thiết...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN