Khi điểm số không còn là 'thước đo' duy nhất: Liệu đạt học sinh giỏi có dễ?

Sự kiện: Giáo dục

Thay vì thước đo đánh giá bằng điểm số, theo thông tư 22 (năm 2021) được Bộ GD&ĐT ban hành áp dụng cho học sinh trung học, theo nhiều giáo viên và nhà quản lý giáo dục việc xem trọng tất cả các môn là tiến bộ đáng ghi nhận và khuyến khích.

Khi điểm số không còn là 'thước đo' duy nhất: Liệu đạt học sinh giỏi có dễ? - 1

Thay vì thước đo đánh giá bằng điểm số, theo thông tư 22 (năm 2021) được Bộ GD&ĐT ban hành áp dụng cho học sinh trung học, sẽ sử dụng cả hình thức nói, viết để đánh giá sự tiến bộ trong học tập và rèn luyện của học sinh.

Tích cực, hợp lý nhưng không phải dễ hơn?

Thông tư 22 sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 5/9/2021 và sẽ triển khai năm đầu tiên với lớp 6. Từ năm 2022 – 2023 sẽ theo lộ trình áp dụng cho lớp 7 và lớp 10, sau đó năm học 2023 - 2024 sẽ áp dụng cho lớp 8 và lớp 11. Đến năm học 2024 - 2025 sẽ áp dụng với các lớp 9 và 12.

Theo thông tư, có 2 hệ thống môn học: các môn đánh giá chỉ bằng nhận xét (Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mỹ thuật, Nội dung giáo dục địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp); các môn đánh giá bằng nhận xét kết hợp điểm số (các môn học còn lại).

Thầy Đào Tuấn Đạt là giảng viên Vật lý đại cương tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, là cố vấn chuyên môn trường THPT Anhxtanh (Đống Đa, Hà Nội) cho rằng, việc giáo dục Việt Nam bắt đầu khuyến khích, phát triển năng lực đánh giá thường xuyên là hướng đi hợp lý.

Theo thầy Đào Tuấn Đạt, một trong những điểm nổi bật của Thông tư 22 về đánh giá học sinh THCS và THPT chính là bỏ cộng điểm trung bình các môn. Đây là một bước cải tiến đáng ghi nhận. Trước đây, để đạt loại Giỏi, học sinh phải đạt điểm trung bình các môn học từ 8 trở lên, trong đó điểm trung bình môn Toán hoặc Ngữ văn phải từ 8 trở lên. Tuy nhiên, theo cách đánh giá mới thì học sinh chỉ cần có 6 môn bất kì đạt trung bình trên 8.

“Việc này cho thấy học sinh không nhất thiết phải đạt điểm tốt môn Toán, Ngữ văn hay tiếng Anh mới được công nhận là tốt, là giỏi. Giờ đây, các môn học có vai trò bình đẳng như nhau. Đây có thể xem là một điểm mới đáng ghi nhận cho đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh”- nhiều thầy cô giáo nhận xét.

Cô giáo Nguyễn Thị Huyền Thảo - giáo viên Lịch sử Trường chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM) cho rằng, cách đánh giá này theo cô là "khó" hơn so với cách đánh giá cũ chứ không phải nhẹ hơn như nhiều như mọi người nghĩ. Với cách đánh giá này, học sinh đạt học sinh giỏi cũng không dễ hơn.

Cô Huyền Thảo lí giải: Với tiêu chí điểm trung bình tất cả các môn học đã được bỏ trong việc đánh giá kết quả học tập của học sinh, cô Thảo nhấn mạnh thêm, tiêu chí xếp loại học sinh giỏi sẽ khó đạt hơn. Trừ một số môn đánh giá đạt hay không đạt thì còn lại không có nhiều môn. Tầm 7, 8 môn. Cấp 2 tích hợp một số môn thì 6 môn đạt 8.0 cũng không phải dễ.

Việc đánh giá nhận xét kết hợp với điểm số là cách đánh giá toàn diện học sinh, không đặt nặng điểm số quyết định năng lực và nhận thức của học sinh.

Giáo viên sẽ dễ dàng nhìn nhận được năng lực, xu hướng học tập của từng em. Học sinh không nhất thiết phải đạt điểm tốt môn Toán hay Ngữ văn mới được đánh giá là giỏi, mà có thể phát triển theo những môn sở trường, năng lực riêng và được ghi nhận ở mọi năng khiếu.

Nguồn: [Link nguồn]

Lễ khai giảng được phát sóng trực tiếp có gì đặc biệt?

Hiện tại, đã có Đã Nẵng và Hà Nội đang xây dựng chương trình Lễ khai giảng năm học mới 2021 - 2022 phát trên sóng truyền...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đỗ Hợp ​ ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN