Khi con xuất hiện 8 dấu hiệu này, cha mẹ phải thay đổi ngay cách giáo dục
Đôi khi, chính cha mẹ khó có thể nhận biết được liệu hành vi của con có bình thường hay là chúng đang gặp vấn đề nghiêm trọng về thái độ ứng xử.
Cha mẹ nào cũng muốn con cái lớn lên trở thành người tốt, giỏi giang và thành công. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp giáo dục và chăm sóc của cha mẹ ngay từ khi trẻ còn nhỏ.
Hầu như tất cả trẻ em đều có những thời điểm cư xử không đúng đắn. Đó là một phần bình thường trong con đường lớn lên và trưởng thành của trẻ. Chúng ta cũng không có gì ngạc nhiên khi trẻ nhỏ thường xuyên phạm lỗi và "thử thách" độ kiên nhẫn, sự dễ tính của cha mẹ.
Nhưng đôi khi, chính cha mẹ khó có thể nhận biết được liệu hành vi của con có bình thường hay là chúng đang gặp vấn đề nghiêm trọng về thái độ ứng xử. Nếu thấy con có những hành vi dưới đây, cha mẹ nên sớm uốn nắn và hướng dẫn con ngay lập tức:
1. Con không chấp nhận sự từ chối
Trẻ mong đợi mọi việc diễn ra theo ý mình nhưng trên thực tế, chúng mới là những người liên tục nói "không" với cha mẹ.
Ảnh minh họa
2. Con luôn mất bình tĩnh dù ở hoàn cảnh nào
Tiểu Vương - một bà mẹ ở Trung Quốc đưa con gái năm tuổi đến dự đám cưới của một người bạn cùng lớp. Vừa ngồi vào bàn ăn, cô bé đã định nghịch điện thoại, khi được mẹ nhắc nhở phải tập trung ăn rồi mới chơi, bé òa khóc, dỗ mãi không được.
Sau khi đám cưới kết thúc, Tiểu Vương muốn lấy lại điện thoại nhưng đứa trẻ không chịu nghe lời mà cứ nằm lăn ra đất. Bà mẹ vừa xấu hổ vừa tức giận, không biết phải làm sao.
Trên thực tế, con gái Tiểu Vương sở dĩ dám khóc lóc, làm bậy là bởi vì biết tính khí và điểm yếu của mẹ, đó là sẽ không từ chối con cái ở nơi công cộng. Tính khí xấu của cô bé cứ như vậy không ngừng tăng lên.
Nếu cha mẹ thấy con quấy khóc, làm ầm ĩ bất kể lúc nào, thì hãy nhìn lại bản thân, liệu phương pháp giáo dục của mình có sai không? Cần phải sửa chữa kịp thời, nếu không khi lớn lên thì đã quá muộn.
Ảnh minh họa
3. Con bắt nạt người yếu thế hơn
Trẻ có xu hướng bắt nạt người khác để cảm thấy mạnh mẽ hơn. Ngoài ra, hành động bắt nạt giúp trẻ giải quyết các vấn đề một cách dễ dàng, khiến cho người khác phải tuân theo mình vô điều kiện. Cha mẹ cần hành động ngay để ngăn chặn hành vi xấu này của trẻ.
- Dạy con ngay từ nhỏ rằng bắt nạt là hành vi sai trái. Giải thích cho trẻ biết hành động bắt nạt là như thế nào, lấy ví dụ cụ thể.
- Lập quy tắc không có hành vi bắt nạt trong gia đình, nếu phát hiện bé lớn có dấu hiệu bắt nạt các bé nhỏ hơn thì cần điều chỉnh hành vi ngay lập tức.
4. Con có thói quen đối đầu với cha mẹ
Có rất nhiều đứa trẻ:
Khi bố mẹ nhờ làm việc gì đó, chúng tỏ ra phớt lờ và mặc kệ bố mẹ.
Khi cha mẹ dạy dỗ, thì vài đứa trẻ lại tỏ ra không đồng ý, thậm chí còn cãi lại đến cùng.
Còn lúc bị cha mẹ la mắng vì đã làm sai, liền giận dỗi đóng sầm cửa ở trong phòng.
Một số bậc phụ huynh cho rằng con cái đang ở lứa tuổi "nổi loạn", nên hay "cho qua" và tha thứ cho chúng hết lần này đến lần khác.
Điều này khiến những đứa trẻ không hề nhận ra cái sai của mình. Sau này, chúng không tôn trọng cha mẹ, cũng không biết tôn trọng người khác.
Nếu cứ tiếp tục như vậy, trẻ sẽ ngày càng trở nên "bất trị". Do đó, cha mẹ nên cố gắng sửa sai cho con cái ngay từ khi chúng còn nhỏ.
Ảnh minh họa
5. Con thích nhận hơn là cho
Những đứa trẻ hư không đánh giá cao những gì bạn làm cho chúng. Thay vì nói "làm ơn" và "cảm ơn", chúng thường dùng những từ ngữ mang tính ra lệnh.
6. Con quen sai bảo người lớn
Có rất nhiều đứa trẻ đã hình thành những thói hư tật xấu do được cha mẹ nuông chiều quá mức, luôn muốn người khác làm mọi thứ cho mình. Ví dụ, yêu cầu ông bà mang cặp đi học, đi giày và cho ăn dù vẫn tự làm được. Đây là những thói quen xấu. Theo thời gian, trẻ chỉ biết đòi hỏi và không coi trọng những gì được nhận.
Những đứa trẻ như vậy không chỉ lười biếng mà còn không biết tôn trọng người lớn tuổi, khi lớn lên sẽ khó có hiếu. Một đứa trẻ ích kỷ sẽ lớn lên trong cô độc, thiếu vắng bạn bè, khó khăn khi hòa nhập vào xã hội... và còn nhiều hệ lụy khác nữa. Quan trọng nhất là đứa trẻ đó đã vô tình khước từ sự yêu thương, quan tâm, chia sẻ của cộng đồng xung quanh.
7. Con chửi thề
Hành động la hét mỗi khi trẻ tức giận cũng không quá khó hiểu, nhưng nếu cha mẹ thấy con bắt đầu biết nói tục, chửi thề trước khi đủ 10 tuổi thì cha mẹ cần cân nhắc và giúp trẻ điều chỉnh hành vi này.
- Đảm bảo người lớn không nói bậy, chửi thề trước mặt trẻ.
- Không có lí do gì để biện minh cho hành vi chửi thề, nếu vi phạm cha mẹ hãy chắc chắn đưa ra hình phạt.
- Nếu là trẻ nhỏ, hãy giải thích rằng đó là những từ ngữ xấu, nếu con nói thì mọi người sẽ không thích con nữa.
- Nếu cha mẹ vô tình sử dụng từ ngữ như vậy trước mặt con, hãy xin lỗi con ngay lập tức. Cha mẹ cũng hãy đề nghị trẻ về việc nhắc nhở người lớn không dùng từ thô thiển, chửi thề vì đó là hành vi không tốt.
8. Trốn tránh trách nhiệm
Cha mẹ nào cũng muốn làm hết sức mình để bảo vệ con cái, nhưng có nhiều người lại bao bọc quá mức.
"Nó vẫn còn là trẻ con. Đừng chấp nhất làm gì."
Cứ thế, là đang vô tình để con hình thành những thói hư tật xấu.
Trước đây, có một người mẹ dẫn con đến khu vui chơi, thằng bé đã đạp đổ cây xanh mà không có lý do chính đáng nên bảo vệ đã đến nói chuyện.
Lúc này, người mẹ cậu bé chẳng những không dạy con biết lỗi sai, còn kéo thằng bé ra sau lưng bao che và nói rằng: "Con nít có biết gì đâu."
Xin bạn đừng nuông chiều con quá mức như vậy, vì đó là đang hại chúng. Khi con bạn mắc lỗi, hãy cho chúng biết lỗi sai và dạy chúng lối sống có trách nhiệm.
Nếu bây giờ bạn không cố gắng dạy chúng, thì sau này lớn lên để đời dạy chúng sẽ còn vất vả hơn nhiều.
Nguồn: [Link nguồn]
Đây là những kiểu cha mẹ độc hại ảnh hưởng xấu tới tương lai của con cái nhất.