Giáo viên nhận định gì về đề Vật lý và Hóa học năm 2019?

Một số giáo viên nhận định, cách đặt câu hỏi trong đề thi Vật lý, Hóa học không đánh đố học sinh, là những câu hỏi quen thuộc.

Sáng nay (26/6), hơn 302 nghìn thí sinh trên cả nước bước vào ngày thi thứ 2 kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 với các bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên bao gồm Vật Lý, Hóa học, Sinh học. Thời gian làm bài thi là 150 phút.

Đối với môn Vật Lý, thầy giáo Đỗ Ngọc Quang, giáo viên Vật lý trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội nhận định, kiến thức trong đề tập trung vào lớp 12 phủ đều các chương, có một phần kiến thức lớp 11 ở các chương 1,2,4,5.

Giáo viên nhận định gì về đề Vật lý và Hóa học năm 2019? - 1

Thí sinh trung bình có thể dễ dàng kiếm điểm 5,6 đối với môn Vật lý, Hóa học.

Nói chung câu hỏi ở phần kiến thức lớp 11 ở mức không khó, nếu học sinh hiểu câu hỏi và nắm chắc công thức thì chắc dễ dàng làm câu hỏi này.

Mức độ phân hóa đề phần kiến thức lớp 12. Từ câu 1-24 không khó, thí sinh có thể dễ dàng "ăn" 6 điểm.

Từ 24-28 có phân loại nhẹ nhưng không đánh đố, bám sát đề cầu trúc minh họa, hoàn thành thí sinh có thể đạt điểm 7.

Các câu đến 32 có thể đạt 8 điểm, học sinh chắc kiến thức vẫn dễ dàng, câu 33 trở đi để kiếm điểm, phân loại tốt, đòi hỏi học sinh hiểu sâu bản chất, xoay quanh phần cơ, điện, và hạt nhân.

"Đề ở mức độ an toàn, tính sáng tạo bình thường, không đi vào thực tế. So với năm trước, chỉ cần học chắc là dễ kiếm điểm 8. Mặt bằng chung sẽ gây khó cho các thí sinh ở 10 câu cuối của đề", thầy Quang cho biết.

Một giáo viên dạy Vật Lý ở Hà Nội cũng nhận định, đề Lý năm nay "dễ thở" hơn một chút so với đề năm 2018. Cách đặt câu hỏi trong đề không đánh đố học sinh, là những câu hỏi quen thuộc.

Nội dung câu hỏi bám sát với đề minh họa mà Bộ GD&ĐT cho trước đó nên các em học sinh đã được thầy cô ôn tập kĩ.

Phần lớp 11 có câu hỏi liên quan đến điện, từ, phản xạ toàn phần. Các em cũng đã được ôn tập phần này.

Đối với môn Hóa học, thầy Đặng Xuân Chất - Giáo viên Hoá học, Trường THPT Ban Mai (Hà Nội) nhận định, đề thi Hóa học năm nay ra tập trung chủ yếu vào phần kiến thức lớp 12, không có kiến thức thuần lớp 10 (giống như đề minh họa)

Số lượng câu dễ khoảng 24-25 câu đầu tiên, số lượng câu cực khó giảm so với đề năm 2018 tập trung vào các câu hỏi cuối đề thi.

Cách phân loại trong câu hỏi lí thuyết vẫn là dạng câu hỏi đếm, câu đồ thị rơi vào phần bài tập điện phân hỗn hợp 2 muối là phần học sinh khá “ngại” nên dự đoán nhiều học sinh sẽ bỏ phần này

Cách ra đề năm nay khá mới, chú ý nhiều hơn đến ứng dụng thực tế và thí nghiệm (câu hỏi thí nghiệm không ra dưới dạng hình ảnh như học sinh thường tưởng tượng) yêu cầu học sinh cần hiểu được bản chất và bình tĩnh đọc kĩ đề mới có thể hoàn thành được bài thi.

Dự kiến phổ điểm môn hóa năm nay tăng hơn so với năm ngoái. Điều này đã được dự đoán từ trước do cách tiếp cận của Bộ với mục tiêu xét tốt nghiệp, cách tính điểm tốt nghiệp là 70% điểm thi 30% điểm tổng kết thay cho 50-50 như năm trước.

Môn Sinh học, học sinh trung bình dễ dàng kiếm 5-6 điểm

Môn Sinh học là môn thi cuối cùng trong phần thi tổ hợp Khoa học tự nhiên với thời gian làm bài 50 phút.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Kỳ thi tốt nghiệp THPT Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN