Giáo sư Đại học Harvard: Trước 6 tuổi là thời kỳ hoàng kim phát triển trí tuệ và đây là 6 điều cha mẹ cần làm để con duy trì sự vượt trội

Sự kiện: Giáo dục

Nếu cha mẹ có thể làm cho con được 6 việc này trước 6 tuổi sẽ giúp con vượt trội hơn khi lớn lên.

Giáo sư Tâm lý học Đại học Harvard - Richard đã nghiên cứu và phát hiện: Trước 6 tuổi, tế bào não đã hoàn thiện 90%. Vì vậy, trước 6 tuổi là thời kỳ nhạy cảm trong sự phát triển của não bộ, cũng là thời kỳ hoàng kim phát triển trí tuệ và khả năng tư duy của trẻ.

Giáo dục sớm không phải trau dồi tri thức, cho con học trước nội dung tiểu học mà là cho con cơ hội để phát triển năng lực của bản thân. Và đây là điều cha mẹ cần làm:

1. Trò chuyện với trẻ thường xuyên

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, bố mẹ càng trò chuyện nhiều với trẻ nhỏ, não bộ của trẻ càng được "kích hoạt", từ đó giúp trẻ phát triển trí thông minh tốt hơn. Việc chuyện trò với trẻ thường xuyên giúp củng cố khả năng giao tiếp và kỹ năng ngôn ngữ của trẻ. Những cuộc nói chuyện còn giúp hoạt động não bộ của trẻ trở nên linh hoạt và nhạy bén hơn.

Ngoài ra, trò chuyện còn là chìa khóa giúp gắn kết tình cảm giữa bố mẹ và con cái, để trẻ cảm thấy được yêu thương, tôn trọng và trở nên tự tin hơn. Vì vậy, bố mẹ đừng trì hoãn việc nói chuyện với trẻ mà hãy thực hiện càng sớm càng tốt và thực hiện hàng ngày.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, nếu trẻ càng được trò chuyện nhiều trong thời thơ ấu thì càng có vốn từ vựng tốt, biết cách sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và trở nên nhạy bén hơn trong quá trình học hỏi về sau.

2. Cho trẻ vận động nhiều hơn

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

John Reddy, một bác sĩ chuyên về thần kinh, đã chỉ ra trong cuốn "Tập thể dục làm thay đổi não bộ": Trò chơi và tập thể thao có thể tối ưu hóa cấu trúc não bộ con người. Tập thể dục có thể tăng cường trí nhớ, năng suất và khả năng ra quyết định bằng cách tăng mức oxy trong não. Do đó, cha mẹ hãy khuyến khích con vận động một cách phù hợp với lứa tuổi.

3. Giữ gìn sự tò mò của trẻ

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trẻ con thường nghĩ ra rất nhiều câu hỏi, ví dụ tại sao trời lại tối, tại sao gạo màu trắng, tại sao mẹ phải đi làm, tại sao con phải đi nhà trẻ.

Khi đối mặt với đứa trẻ hiếu kỳ như vậy, bố mẹ tốt nhất nên dùng các trò chơi bao quanh vấn đề con hứng thú để thông qua thực hành, con có thể tự mình tìm ra đáp án. Bố mẹ cũng có thể dẫn con cùng đi hỏi "chuyên gia" để con học cách tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác, sau khi bản thân suy đi nghĩ lại vẫn không tìm thấy câu trả lời.

Phụ huynh cần điều chỉnh tốt cảm xúc và tâm thái của mình khi con trẻ bày tỏ sự tò mò. Nếu phụ huynh thấy con hỏi nhiều quá, trách con phiền phức thì đứa trẻ sẽ không dám hỏi nữa, sợ làm bố mẹ tức giận. Từ đó, con không còn tò mò, cũng không chịu suy nghĩ sâu sắc, kỹ càng. Chỉ khi giữ được sự hiếu kỳ, con mới cảm nhận được niềm vui mà kiến thức mang lại.

4. Tạo cơ hội cho trẻ đi nhiều nơi và quan sát nhiều hơn

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Những chuyến đi rất có ích cho sự phát triển tư duy và trí thông minh của trẻ. Khi được đi nhiều nơi, trẻ sẽ có cơ hội quan sát, học hỏi và khám phá nhiều điều mới. Vì vậy, cha mẹ hãy dành thời gian đưa con đi công viên, viện bảo tàng, sở thú và các địa điểm du lịch…

Dắt trẻ đi đến những nơi có bầu không khí trong lành, nhiều cây xanh như công viên, khu vui chơi… không chỉ giúp trẻ được hòa nhập với thiên nhiên mà còn là cơ hội mẹ giới thiệu đến con những điều mới mẻ.

Bố mẹ có thể để con tự do chạy nhảy và khám phá, sau đó hỏi xem con đã quan sát và thấy được những gì. Cứ thế, trong cuộc sống mẹ hãy luôn đóng vai cô giáo, chỉ cho con mọi thứ. Chỉ cần cha mẹ để tâm lưu ý, nghe và nói cùng trẻ, trẻ sẽ nhanh chóng có được vốn từ phong phú. Không chỉ phát triển ngôn ngữ, chính quá trình vui chơi ngoài trời, tìm hiểu từ thực tế cũng giúp trí não của trẻ phát triển tốt hơn, khả năng tư duy, kỹ năng quan sát cũng sẽ ngày càng tiến bộ hơn.

5. Bổ sung nhiều thức ăn tốt cho não

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Axit béo, đặc biệt là DHA, là một trong những chất quan trọng thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng của não bộ, có thể tăng cường đáng kể trí nhớ và khả năng tư duy, nâng cao trí thông minh.

Vì vậy, trẻ em nên ăn nhiều sản phẩm từ đậu tương, trứng gia cầm, sữa, thịt bò và các thực phẩm có hàm lượng lecithin và protein cao khác. Đồng thời, những thực phẩm này cũng có thể giúp não hấp thụ carbohydrate và đường cần thiết. Nhóm vitamin (chủ yếu là vitamin A, B, C, E) là bảo đảm cho hoạt động lành mạnh của não bộ, thông qua việc bổ sung các loại rau củ quả có thể cơ bản đáp ứng được các chất dinh dưỡng này.

6. Phát triển sở thích của con

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nếu nhẫn nại quan sát biểu hiện của con trẻ, bố mẹ sẽ phát hiện ra sở thích, đam mê của con và tìm phương pháp phát triển sở thích đó. Ví dụ: bố mẹ có thể tìm thầy giáo cho con học hội họa nếu con thích vẽ mọi lúc mọi nơi; có thể cho con tham gia lớp học nhạc nếu con có khả năng cảm thụ âm nhạc tốt.

Bố mẹ nên sắp xếp lớp năng khiếu theo sở thích của con, không nên đăng ký cho con một cách mù quáng.

Lớp năng khiếu nên có một lớp về thể chất và một lớp về các phương diện khác. Điều bố mẹ cần làm là nhìn nhận sự tiến bộ của con và cổ vũ, động viên con kiên trì học tập.

Nếu con không thích học nữa, bố mẹ hãy để con nói ra lý do cụ thể. Nếu con không hợp với cách dạy của giáo viên, bố mẹ có thể chuyển lớp khác cho con. Phụ huynh đừng vội vàng muốn thấy con giành được giải thưởng mà nên để ý con đã tiến bộ ở phương diện nào và khen ngợi con.

Nếu con có thể học sâu một đến hai thế mạnh, tương lai nhất định không nghèo khó.

Khi giáo dục sớm cho con, ngoài coi trọng việc kết bạn, sở thích, giữ gìn sự tò mò, bố mẹ nên hướng dẫn con biểu đạt tình cảm một cách thích hợp và bồi dưỡng thói quen đọc sách cho con. Những điều này đều quan trọng hơn việc học kiến thức trước.

Nguồn: [Link nguồn]

Giáo sư Đại học Harvard: Có suy nghĩ này khi nuôi dạy con chính là sai lầm 'chí mạng' của cha mẹ

Theo giáo sư Steven Pinker, so sánh trẻ với tờ giấy trắng là điều rất sai lầm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tường Vy ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN