Gánh nặng tài chính khi trượt ĐH công
996 triệu đồng cho một khóa liên kết đào tạo tại trường ĐH Kinh tế quốc dân vừa được thông báo cho các thí sinh chỉ đạt mức điểm sàn ĐH năm nay. Ngay khoản thu phí đầu tiên dự tuyển của mỗi thí sinh vào chương trình này cũng lên tới 1 triệu đồng, trong khi ở các chương trình cử nhân trong nước khoản thu này chỉ là 15.000 đồng.
Không còn hệ đào tạo ngoài ngân sách
Nếu như các năm trước, hệ đào tạo ngoài ngân sách được mở ra ồ ạt trong các trường ĐH công lập để “vớt” những thí sinh vẫn “tha thiết” với trường nhưng không đủ điểm chuẩn vào trường theo nguyện vọng 1 thì năm nay Bộ GD-ĐT khẳng định hoàn toàn không còn hệ đào tạo này. Theo học hệ đào tạo ngoài ngân sách, sinh viên sẽ phải bỏ tiền túi thay vì được ngân sách hỗ trợ như sinh viên trúng tuyển hệ chính quy. Tuy nhiên, mức giá này còn khá nhẹ nhàng so với các hệ đào tạo dân lập, trong khi lại được hưởng dịch vụ, chất lượng của trường công lập. Chính vì vậy, nhiều trường cũng như thí sinh tỏ ra tiếc nuối khi hệ đào tạo này ngừng hoạt động.
Các thí sinh được tư vấn ngay trong đợt thi ĐH về các chương trình liên kết đào tạo
Trong khi hệ đào tạo ngoài ngân sách không được tiếp tục duy trì, thì không ít người băn khoăn với hệ đào tạo chất lượng cao trong các trường đại học công lập không khác gì với đào tạo ngoài ngân sách. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga giải thích, đào tạo ngoài ngân sách là lấy điểm thấp, đóng học phí cao, còn đào tạo chất lượng cao là trường công khai điều kiện, thí sinh phải trúng tuyển vào trường và được lựa chọn với mục tiêu học phí tương ứng với chất lượng. Việc phát triển chương trình đào tạo chất lượng cao, theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga là xuất phát từ điều kiện thực tế, các trường công lập không có khả năng nâng cao chất lượng đồng loạt cho tất cả các ngành. Chính vì vậy, sẽ chỉ có một số lớp chất lượng cao được đầu tư để nâng chất lượng đầu ra cho một bộ phận sinh viên. Với những sinh viên này, nếu không đạt học bổng, việc đóng học phí cũng phải tính toán khi mức thu không như các lớp đào tạo cử nhân thông thường.
Nở rộ liên kết
Cũng chính vì không còn hệ đào tạo ngoài ngân sách, hiện không ít thí sinh có điều kiện kinh tế đang có xu thế lựa chọn chương trình liên kết đào tạo quốc tế, một dạng du học tại chỗ trong các trường công lập. Các chương trình này đều có mặt ở hầu hết các trường đại học. Ông Bùi Xuân Nhàn, Phó hiệu trưởng trường ĐH Thương mại cho biết, năm nay trường có khá nhiều chương trình liên kết đào tạo, trong đó chủ yếu là liên kết với các nước Pháp, Áo và Trung Quốc.
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cũng vừa thông báo triển khai chương trình liên kết đào tạo, cấp bằng cử nhân đại học Hoa Kỳ với đối tượng và điều kiện dự tuyển là tất cả những thí sinh đã tốt nghiệp phổ thông trung học đáp ứng điều kiện điểm trung bình chung học tập bậc THPT từ 6,5/10 trở lên, đạt điểm sàn trong kì thi tuyển sinh đại học quốc gia; trình độ tiếng đạt mức yêu cầu của chương trình. Có thể thấy, với các điều kiện này thì thí sinh không mấy khó khăn để có thể đăng ký theo học liên kết đào tạo của trường này. Tuy nhiên, điều khiến nhiều thí snh phải chùn bước chính là kinh phí đào tạo rất cao. Theo thông báo của trường, học phí giai đoạn 1 đã lên tới 240 triệu đồng, bao gồm học phí các môn đại cương tại trường là 145 triệu đồng và học phí bồi dưỡng kỹ năng tiếng Anh: 95 triệu đồng, không bao gồm tiền giáo trình, tài liệu. Giai đoạn 2 mức học phí lên tới 756 triệu đồng đưa tổng số học phí toàn khóa học lên 996 đồng, trong đó có 2 năm học tại trường Đại học Tổng hợp California, San Bernardino. Như vậy, để hoàn thành khóa học này, các sinh viên còn phải đầu tư không ít cho các chi phí ăn ở, sinh hoạt ở nước ngoài.
Là một trong số những sinh viên đang theo học chương trình liên kết đào tạo với Đan Mạch tại trường ĐH Ngoại thương, Nhật Minh cho biết, khá nhiều bạn cùng khóa học đã phải bỏ dở ngay trong năm đầu tiên. Nguyên nhân theo Nhật Minh, chương trình học khá nặng, phần lớn các giờ lên lớp giảng viên đều giảng dạy bằng tiếng Anh. “Cứ trượt một môn, lệ phí thi lại là 20USD. Trượt lần thứ 2, đồng nghĩa với việc phải học lại học phần đó” - Nhật Minh cho biết. Các sinh viên theo học chương trình này, muốn lên năm thứ 2 ngoài việc hoàn thành các học phần theo quy định thì phải đạt mức điểm IELTS từ 5.0 trở lên. Toàn khóa học, nếu chỉ học tại Việt Nam mà không ra nước ngoài, mỗi sinh viên sẽ phải chuẩn bị ít nhất 400 triệu đồng.
Tra cứu điểm thi, điểm chuẩn nhanh nhất tại diemthi.24h.com.vn Bạn muốn là người biết Điểm Chuẩn ĐH-CĐ 2012 Nhanh nhất, chính xác nhất! Hãy soạn tin: DC MÃTRƯỜNG NĂM gửi đến 8502 Ví Dụ: Để tra điểm chuẩn năm 2012 của trường ĐH Kinh tế quốc dân soạn tin: |