Dương Quý Phi đời Đường đặt tên quả vải là gì?
Dương Quý Phi đời Đường thích ăn vải. Đường Huyền Tông muốn chiều lòng ái phi, nên thường xuyên bắt cống nạp vải, sai người phi ngựa hỏa tốc để vận chuyển. Quả vải được ướp mật hoặc muối để tươi ngon suốt chặng đường dài.
Dương Quý Phi đời Đường đặt tên quả vải là gì?
Lệ Chi
Phi tử tiếu
Phi tử lệ
Câu trả lời đúng là đáp án B:
Theo ghi chép trong Nam Phương Thảo Mộc Trạng, năm 111 trước công nguyên, Hán Vũ Đế (Trung Quốc) đã sai đem 100 cây vải từ Giao Chỉ (miền Bắc nước ta) về trồng. Song không cây nào còn sống sót, từ đó vua Hán bắt Giao Chỉ hàng năm phải cống nạp vải. Dương Quý Phi đời Đường thích ăn vải đến nỗi ưu ái đặt tên cho quả vải là phi tử tiếu, nghĩa là nụ cười Dương Phi. Đường Huyền Tông muốn chiều lòng ái phi, nên thường xuyên bắt cống nạp vải, sai người phi ngựa hỏa tốc để vận chuyển. Quả vải được ướp mật hoặc muối để tươi ngon suốt chặng đường dài.
Cây vải tổ được trồng ở đâu?
Thanh Hà - Hải Dương
Lục Ngạn - Bắc Giang
Chí Linh - Hải Dương
Câu trả lời đúng là đáp án A:
Đến thế kỷ 20, thời Tự Đức (1847 - 1883), ngoài giống bản địa, vải thiều được du nhập vào nước ta. Cụ Hoàng Văn Cơm (tên tự Phúc Thành), người thôn Thúy Lâm, xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà, mang hạt về ươm từ năm 1870. Do quả vải ông Cơm trồng có xuất xứ từ tỉnh Thiều Châu (Trung Quốc) nên được gọi là vải thiều. Cụ ươm ba hạt, nhưng chỉ một cây sống sót và ra quả, nhân giống thành những vườn vải thiều rộng khắp vùng Hải Dương. Năm 1958, nhân dân Thúy Lâm đem vải lên Phủ Chủ tịch để biếu Bác Hồ, Bác đã khen Thuý Lâm có giống vải quý ăn rất ngon và khuyên nhân dân phát triển giống vải quý này. Những năm 1960, vải Thuý Lâm được nhân giống ở các xã trong huyện và một số huyện ngoài, tỉnh ngoài, sau đó không lâu khái niệm vải Thanh Hà ra đời. Năm 1992, Trung ương Hội làm vườn Việt Nam công nhận cây vải do cụ Cơm trồng là cây vải tổ. Đến nay, cây vải tổ trên 150 tuổi này vẫn còn tươi tốt.
Vụ án Lệ Chi Viên (tức vụ án vườn vải) liên quan đến nhân vật nào trong lịch sử?
Nguyễn Trãi
Nguyễn Du
Nguyễn Huệ
Câu trả lời đúng là đáp án A:
Lệ Chi Viên là một vụ kỳ án lớn, liên quan đến công thần lập quốc nhà Lê - quan hành khiển Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi là cánh tay đắc lực của Lê Lợi trong cuộc chiến đấu chống quân Minh xâm lược. Đầu năm 1428, sau khi quét sạch quân thù, Lê Lợi lên ngôi vua, lại bắt đầu nghi ngờ những người đã từng chung vai sát cánh với ông. Nguyễn Trãi cũng bị nghi oan và bắt giam. Sau đó, ông được tha nhưng không còn được tin dùng. Do đó, ông xin lui về ở ẩn tại Côn Sơn, nay thuộc Chí Linh, Hải Dương. Khi vua Lê Thái Tông lên ngôi lại mời ông ra làm việc nước. Năm 1442, sau khi nhà vua Lê Thái Tông đi duyệt võ ở Chí Linh, Hải Dương, đã vào Côn Sơn thăm Nguyễn Trãi. Khi vua rời Côn Sơn, về đến Lệ Chi Viên thì đột ngột băng hà. Hầu cạnh bên vua lúc đó có bà Nguyễn Thị Lộ, người thiếp của Nguyễn Trãi, giữ chức Lễ nghi học sĩ chuyên dạy dỗ các cung nữ. Sau khi vua băng hà, các quan bí mật đưa thi hài về kinh. Bà Nguyễn Thị Lộ bị coi là người giết vua, khiến Nguyễn Trãi phải nhận án tru di tam tộc - bị giết cả ba họ.
Lệ Chi Viên thuộc tỉnh nào?
Hải Dương
Bắc Ninh
Bắc Giang
Câu trả lời đúng là đáp án B:
Lệ Chi Viên nằm ở phía tây nam của làng Đại Lai, xã Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Khu vực vườn vải Lệ Chi Viên là di tích lịch sử văn hóa, có cảnh quan đẹp, được các triều đại phong kiến Việt Nam chọn làm nơi xây dựng hành cung. Theo sách Đại Việt Sử kí toàn thư, khu vực Đại Lai có cung Ly Trang từ thời nhà Trần. Đến thời Hậu Lê, hành cung được tu bổ thành cung Yên Hà và sau đổi tên thành Lệ Chi Viên. Không chỉ là một trạm nghỉ ngơi của các vua mỗi dịp từ kinh thành đi dã ngoại tới vùng Đông Bắc đất nước, Lệ Chi Viên còn có vị trí quan trọng về quân sự mà các vua nhà Lê đã khai thác để chốt giữ, tuần phòng đất nước. Qua biến thiên của lịch sử, khu hành cung đã không còn tồn tại, chỉ là những dấu tích như nền móng, tên gọi. Năm 2006, công trình đền Lệ Chi Viên được khởi công xây dựng với nhiều hạng mục lớn, trong đó có đền thờ Nguyễn Trãi và vợ Nguyễn Thị Lộ.
Ai là người minh oan cho Nguyễn Trãi trong vụ án Lệ Chi Viên?
Lê Thánh Tông
Lê Nhân Tông
Lê Hiển Tông
Câu trả lời đúng là đáp án A:
Đến năm 1464 - triều Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi mới được minh oan trong vụ án Lệ Chi Viên. Lê Thánh Tông ca ngợi ông bằng câu thơ nổi tiếng: "Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo" (Lòng Ức Trai toả rạng văn chương). Vua truy tặng Nguyễn Trãi chức Tán Trù bá, ban cho Anh Vũ - con của Nguyễn Trãi (đã chạy thoát khỏi án tru di tam tộc), chức quan huyện. Sau đó, vua còn ra lệnh sưu tầm di cảo thơ văn Nguyễn Trãi. Nhờ đó, một phần quan trọng các di sản văn hóa của Nguyễn Trãi còn tồn tại đến ngày nay. Về vụ án Lệ Chi Viên, một số tài liệu nghiên cứu sau này đặt nghi vấn người gây ra cái chết cho vua Lê Thái Tông chính là vợ ông - hoàng hậu Nguyễn Thị Anh.
Con trai duy nhất của Nguyễn Trãi sống sót qua hoạn nạn?
Nguyễn Phi Khanh
Nguyễn Anh Vũ
Nguyễn Giản Thanh
Câu trả lời đúng là đáp án B:
Sau khi xuống chiếu minh oan, Lê Thánh Tông đã cho tìm hậu nhân còn sống sót của Nguyễn Trãi. Một người con của ông sống sót tên là Nguyễn Anh Vũ, được nhà Lê cho ra làm quan tri châu. Khi vụ án Lệ Chi Viên xảy ra, bà Phạm Thị Mẫn (vợ thứ tư của Nguyễn Trãi) đang mang thai Nguyễn Anh Vũ tháng thứ ba. Bà được người học trò cũ của Nguyễn Trãi là Lê Đạt đưa vào trốn tại xứ Bồn Man (phía tây Thanh Hóa). Sau khi vụ án lắng xuống, bà về thôn Dự Quần, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia nương náu, ẩn dật. Tại đây, bà sinh Nguyễn Anh Vũ. Để tránh sự truy sát của triều đình, Nguyễn Anh Vũ được đổi sang họ mẹ là Phạm Anh Vũ. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông ban chiếu minh oan cho Nguyễn Trãi, kết thúc vụ án Lệ Chi Viên. Lúc này, Nguyễn Anh Vũ là đại diện duy nhất của gia tộc ra nhận chiếu chỉ của triều đình. Đồng thời, Nguyễn Anh Vũ được vua Lê Thánh Tông phong chức Đồng Tri phủ Tĩnh Gia, cấp cho 100 mẫu ruộng gọi là “miễn hoàn điền” (ruộng không phải trả lại) để con cháu đời đời phụng thờ, hương khói. Nhớ ơn cha ông tổ tiên, Nguyễn Anh Vũ xây dựng mộ Nguyễn Trãi tại làng Dự Quần, lấy ngày mất của Nguyễn Trãi (16.8 âm lịch) là ngày giỗ họ. Sau này, con cháu chuyển lấy ngày mất của Anh Vũ làm ngày giỗ họ.
Địa phương nào hiện nay là quê hương của Nguyễn Trãi?
Hà Nội
Hải Dương
Bắc Ninh
Câu trả lời đúng là đáp án A:
Dù sau khi từ giả quan trường, Nguyễn Trãi về ẩn cư tại Chí Linh (Hải Dương), ông là người làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc, Hà Đông (nay là xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội).
Tên gọi Hải Dương xuất hiện từ khi nào?
Thời các vua Hùng
Thời Hậu Lê
Thời nhà Lý
Câu trả lời đúng là đáp án B:
Sau chiến thắng chống quân Minh xâm lược, năm Mậu Thân (1428), vua Lê Thái Tổ cho chia cả nước thành 5 đạo: Tây đạo, Đông đạo, Bắc đạo, Nam đạo và Hải Tây đạo. Hải Dương lúc này thuộc Đông đạo. Đến triều vua Lê Thánh Tông, vào năm Bính Tuất (1466), vua cho chia các đơn vị hành chính trong nước làm 12 đạo thừa tuyên, trong đó có đạo thừa tuyên Nam Sách. Ba năm sau (1469), vua đổi tên đạo thừa tuyên Nam Sách thành thừa tuyên Hải Dương. Lúc này, thừa tuyên Hải Dương gồm 4 phủ và 18 huyện. Danh xưng Hải Dương chính thức xuất hiện từ đây.
Bạn hãy tiếp tục tìm hiểu về lịch sử dân tộc nhé!
Nguồn: [Link nguồn]Nguồn: [Link nguồn]
Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, tính từ thời Kinh Dương Vương cho đến hết thời Hùng Vương kéo dài hơn 2.600 năm.