Dù bận rộn tới đâu bạn cũng có thể trở thành một người cha tốt nếu áp dụng 5 điều này

Sự kiện: Dạy con

Dù không có nhiều thời gian vì bận bịu với công việc nhưng người cha vẫn có thể làm tốt vai trò của mình nếu áp dụng 5 điều sau đây.

Sự vắng mặt của người cha trong việc giáo dục con cái đã trở thành một vấn đề xã hội được nhiều người quan tâm. Nhiều người cha cho biết, họ quá bận rộn với công việc nên không có thời gian bên cạnh, giáo dục con cái.

Trên thực tế, đây là một lời nói dối hoặc một cái cớ. Nếu một người thực sự cảm thấy điều gì đó quan trọng và đáng giá, họ chắc chắn sẽ dành thời gian để làm điều đó. Người cha dù bận rộn đến đâu cũng có thể là một người cha tốt miễn là sẵn sàng dành thời gian và sự quan tâm cho con cái.

Đằng sau lời bào chữa bận rộn của những người làm cha, quả thực có một số lý do khiến họ không thể ở bên con cái nhiều.

Trước hết, sự cạnh tranh của xã hội ngày càng trở nên khốc liệt. Đàn ông cảm thấy rất áp lực nếu không cống hiến hết mình cho công việc, họ có thể khó có được chỗ đứng trong xã hội và gánh vác trách nhiệm nuôi sống gia đình.

Thứ 2, việc giáo dục con cái tốn nhiều thời gian, đòi hỏi tình yêu thương và sự kiên nhẫn. Một số người cha cảm thấy thua kém vợ mình về những mặt này và không nhìn thấy được điểm mạnh của bản thân.

Thứ 3, việc nuôi dạy con cái đòi hỏi phải học hỏi nhiều kiến ​​thức, kỹ năng mới cho phù hợp với thời hiện đại, điều này thường làm họ nản lòng.

Một nguyên nhân cơ bản khác là người cha chưa hiểu hết tầm quan trọng của bản thân trong việc nuôi dạy con cái. Nhiều người cho rằng, nhiệm vụ chính của họ là kiếm tiền nuôi sống gia đình. Chỉ cần có thể chu cấp đủ điều kiện vật chất cho vợ con là họ đã làm tròn trách nhiệm của mình.

Trên thực tế, quá trình trưởng thành của một đứa trẻ là không thể đảo ngược, thời gian không thể quay lại. Một khi trẻ đã bỏ lỡ một giai đoạn trưởng thành thì sẽ không bao giờ có cơ hội làm lại.

Dù bận rộn tới đâu bạn cũng có thể trở thành một người cha tốt nếu áp dụng 5 điều này - 1

Nghiên cứu của Đại học Harvard, Mỹ cho thấy con người sinh ra đã có 2 hướng phát triển: Sự thân mật và sự độc lập. Cha mẹ có những thế mạnh bẩm sinh và trách nhiệm đặc biệt trong việc nuôi dưỡng sự gần gũi, tính tự lập của con cái.

Không phải mỗi người mẹ mới có thể nuôi dưỡng sự thân thiết của con hay người cha chỉ có thể nuôi dưỡng tính tự lập của con, mà cả 2 có những tiềm năng, lợi thế khác nhau và cần phải được kết hợp.

Các khảo sát liên quan cũng cho thấy, không chỉ sự trưởng thành của các bé trai không thể tách rời khỏi tấm gương, sự dìu dắt của người cha mà sự trưởng thành của các bé gái cũng được hưởng lợi từ sự động viên, hỗ trợ của người cha. 

Với những người cha bận rộn, dưới đây là 5 lời khuyên bổ ích dành cho họ.

1. Hãy yêu thương và chăm sóc vợ nhiều hơn

Trong quan hệ gia đình, quan hệ vợ chồng đứng đầu, quan hệ giữa cha mẹ và con cái đứng thứ 2.

Có một bà mẹ người Mỹ đến làm việc tại Thanh Đảo, Trung Quốc được Liên đoàn Phụ nữ Thanh Đảo vinh danh là bà mẹ xuất sắc. Cô kể lại rằng khi còn nhỏ, mình từng hỏi cha món quà nào là tốt nhất cho cô.

Sau khi suy nghĩ hồi lâu, cha cô nói: “Bố sẽ luôn yêu mẹ con”. Sau này, qua trải nghiệm của bản thân, cô hiểu ra rằng tình yêu giữa cha và mẹ quả thực là món quà quý giá nhất đối với một đứa con.

2. Làm gương tốt cho con cái

Con cái ảnh hưởng rất nhiều từ cha mình, thậm chí xem họ là tấm gương. Từ người cha, con cái sẽ quan sát được thế nào là đàn ông, thế nào là chồng, thế nào là cha, đồng thời sẽ suy nghĩ thế nào là sự độc lập, dũng cảm.

Chen Bochui, cha của Chen Jia'er - cựu hiệu trưởng Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc là một nhà văn viết truyện thiếu nhi nổi tiếng, nhưng ông tôn trọng sở thích khoa học của con mình.

Khi Chen Jia'er còn nhỏ, ông đã cùng con đi xem phim về các nhà khoa học, thậm chí còn chơi trò chơi về điện với con trai trong những cơn giông bão. Điều này đã truyền cảm hứng cho Chen Jia'er bắt đầu say mê khám phá khoa học và cuối cùng dấn thân vào con đường nghiên cứu vật lý.

Dù bận rộn tới đâu bạn cũng có thể trở thành một người cha tốt nếu áp dụng 5 điều này - 2

3. Chơi thể thao cùng con

Một nghiên cứu của Đại học Harvard cho thấy, trẻ sơ sinh có thể cảm nhận được sự khác biệt trong tình yêu thương của cha mẹ ngay từ khi mới 5 tháng tuổi. Khi được cha bế lên, trẻ sẽ rất ngạc nhiên trước sức mạnh của người cha.

Li Hong, trưởng ban đại diện Ủy ban Olympic quốc tế tại Trung Quốc, bắt đầu chạy bộ cùng cha mình từ năm 7 tuổi cho đến khi tốt nghiệp trung học. Điều này rèn luyện sức khỏe và ý chí kiên cường của cô. Khi trả lời câu hỏi của phóng viên, cô hài hước cho biết lý do cô vào Ủy ban Olympic Quốc tế từ môn chạy bộ khi còn nhỏ.

4. Đưa con trải nghiệm nghề nghiệp

Một số nhà nghiên cứu cho rằng, cần có sự phân chia trách nhiệm trong giáo dục gia đình ở các giai đoạn khác nhau. Người mẹ nên bên cạnh con ở giai đoạn trẻ sơ sinh, cha mẹ nên có trách nhiệm ngang nhau ở giai đoạn tiểu học và người cha nên dành nhiều thời gian bên con ở giai đoạn trung học cơ sở. Bởi vì sau khi trẻ học cấp 2, ảnh hưởng của người mẹ bắt đầu suy giảm, còn ảnh hưởng của người cha bắt đầu tăng lên.

Độ tuổi trung học cơ sở là giai đoạn quan trọng trong việc định hướng nghề nghiệp. Người cha có thể có nhiều lợi thế hơn người mẹ. Họ nên tạo nhiều cơ hội trải nghiệm cho con cái, truyền cho chúng ước mơ và lựa chọn con đường sống phù hợp với mình.

5. Luôn giữ con trong tim mình

Những người cha bận rộn thường phải làm thêm giờ và đi công tác nhiều khiến họ không có thời gian cho con cái. Tuy nhiên, nếu trong lòng họ luôn nghĩ tới con mình, họ sẽ luôn có sự quan tâm dành cho con.

Ví dụ, họ sẽ giữ liên lạc với con dù ở nơi đâu, trong tim họ luôn có hình bóng của con cái.

Một nữ bác sĩ kể lại rằng khi cô còn nhỏ, cha cô thường đi công tác. Khi cô tổ chức sinh nhật lần thứ 10, cha cô đã gửi một bức điện chúc mừng từ một nơi xa xôi. Đây là lần đầu tiên trong đời cô nhận được một bức điện tín, cảm giác bất ngờ là điều cô sẽ không bao giờ quên.

Nguồn: [Link nguồn]

Người con trai 24 tuổi cho biết đã bị người cha triệu phú của mình nói dối về gia cảnh suốt 20 năm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo PHƯƠNG HẰNG (Theo Sohu) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN