Đại học Harvard: EQ chiếm 80% khả năng thành công của một người, cha mẹ hãy rèn cho con 3 kỹ năng này để phát triển EQ

Sự kiện: Dạy con

EQ thời thơ ấu có liên quan đến mức độ thành công khi trưởng thành.

Trí tuệ cảm xúc (EQ) được định nghĩa là khả năng thể hiện và quản lý cảm xúc một cách thích hợp, đồng thời tôn trọng cảm xúc của người khác. Đó là tập hợp các kỹ năng mà trẻ em có thể bắt đầu học ở mọi lứa tuổi.

Trong nhiều thập kỷ, các nghiên cứu phát hiện trí thông minh cảm xúc mang lại nhiều lợi ích cho trẻ trong suốt cuộc đời. Trẻ em có EQ cao thể hiện tốt hơn trong các bài kiểm tra tiêu chuẩn, điểm số có xu hướng cao hơn.

Trí tuệ cảm xúc giúp trẻ quản lý xung đột và phát triển tình bạn sâu sắc hơn. Người lớn có EQ cao cho biết các mối quan hệ trong cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp của họ cũng tốt hơn.

EQ thời thơ ấu có liên quan đến mức độ thành công khi trưởng thành. Một nghiên cứu kéo dài 19 năm được công bố trên tạp chí Y tế Công cộng Mỹ cho thấy, các kỹ năng xã hội và cảm xúc của một đứa trẻ ở trường mẫu giáo có thể dự đoán sự thành công của chúng trong tương lai. Những bé có thể chia sẻ, hợp tác và làm theo chỉ dẫn ở tuổi lên 5 có nhiều khả năng tốt nghiệp đại học và có cơ hội việc làm tốt vào năm 25 tuổi.

Một đứa trẻ có thể tự điều hòa cảm xúc khi tức giận có khả năng làm tốt trong những hoàn cảnh khó khăn. Một đứa trẻ có thể bộc lộ suy nghĩ theo cách tích cực sẽ duy trì các mối quan hệ lành mạnh hơn một đứa trẻ có xu hướng la hét hoặc nói những điều ác ý khi giận dữ.

Ngoài ra, những người có EQ cao ít có nguy cơ bị trầm cảm và mắc các bệnh tâm thần khác. Do đó, cha mẹ có thể giúp trẻ phát triển trí tuệ cảm xúc bằng những cách dưới đây.

Dạy trẻ đối phó với cảm xúc

Nhà tâm lý học người Mỹ, tiến sĩ John Gottman cho rằng có 3 hành vi không có lợi cho việc phát triển EQ: Bỏ qua những cảm xúc tiêu cực của trẻ; không hài lòng với những cảm xúc tiêu cực, thậm chí buộc tội hoặc trừng phạt cảm xúc đó và cuối cùng là chấp nhận những cảm xúc tiêu cực, nhưng không hướng dẫn trẻ đối phó với cảm xúc đó.

Khi trẻ có những cảm xúc tiêu cực, cha mẹ nên chấp nhận cảm xúc đó và hướng dẫn trẻ cách xử lý. Ví dụ, khi trẻ đang khóc, hãy đồng cảm với cảm xúc buồn bã của chúng: "Bố mẹ biết con buồn, bố mẹ có thể giúp gì cho con?"

Khi trẻ tức giận, hãy tìm hiểu ngọn nguồn cơn giận của con, nói chuyện để trẻ biết bố mẹ hiểu cảm xúc của chúng. Nên sử dụng "Ừ", "Ồ" và "xin lỗi" khi giao tiếp để xoa dịu trái tim và giải phóng cảm xúc tiêu cực của trẻ.

Khi trẻ tức giận, hãy tìm hiểu ngọn nguồn cơn giận của con, nói chuyện để trẻ biết bố mẹ hiểu cảm xúc của chúng. Ảnh minh họa

Khi trẻ tức giận, hãy tìm hiểu ngọn nguồn cơn giận của con, nói chuyện để trẻ biết bố mẹ hiểu cảm xúc của chúng. Ảnh minh họa

Học cách lắng nghe

Biết lắng nghe không chỉ là một phẩm chất đáng quý mà còn là một kỹ năng xã hội của con người. Với người lớn, đây là một trong những kỹ năng rất cần thiết cho công việc và cuộc sống, giúp mọi người hiểu nhau và gần gũi hơn.

Đối với trẻ em, nó cũng đóng vai trò rất quan trọng bởi đây là độ tuổi đang phát triển và có nhu cầu tiếp thu nhiều điều về cuộc sống. Nếu được trang bị kỹ năng này, trẻ sẽ biết cách sàng lọc thông tin và học hỏi những điều tốt cho mình.

Thông thường, mọi người đều có xu hướng thể hiện, nói ra hay chia sẻ những suy nghĩ, quan điểm của mình nhưng không phải ai cũng muốn lắng nghe câu chuyện, vấn đề của người khác. Do đó, biết lắng nghe là một kỹ năng phải qua học tập và rèn luyện mới có được.

Một đứa trẻ biết lắng nghe là một đứa trẻ biết tiếp thu, thông minh và biết chia sẻ với mọi người. Vì khi lắng nghe, trẻ cũng sẽ tự rèn luyện được cách chọn lọc thông tin tiếp nhận, tự nhận thức được điều gì nên nghe và học hỏi, điều gì không nên. Vì vậy, bố mẹ hãy chú ý dạy con kỹ năng này càng sớm càng tốt sẽ tốt cho trẻ sau này.

Làm mẫu cách thể hiện cảm xúc thích hợp

Trẻ em cần biết cách thể hiện cảm xúc của mình phù hợp với xã hội, tức là thay vì la hét và ném đồ đạc, chia sẻ suy nghĩ của mình với người khác hoặc vẽ một bức tranh buồn có thể hữu ích hơn.

Phương pháp tốt nhất để dạy con cách thể hiện cảm xúc là cha mẹ làm mẫu những kỹ năng này. Sử dụng các từ biểu lộ cảm xúc trong cuộc trò chuyện hàng ngày với trẻ, chẳng hạn như: "Mẹ cảm thấy hạnh phúc khi thấy con thích món ăn này"; "Bố không vui khi con ném đồ chơi như thế"...

Các nghiên cứu chỉ ra rằng cha mẹ có EQ cao nhiều khả năng sinh con thông minh về mặt cảm xúc. Vì vậy, người lớn nên tạo thói quen chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình với gia đình để có thể trở thành tấm gương hiệu quả cho con.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng cha mẹ có EQ cao nhiều khả năng sinh con thông minh về mặt cảm xúc. Ảnh minh họa

Các nghiên cứu chỉ ra rằng cha mẹ có EQ cao nhiều khả năng sinh con thông minh về mặt cảm xúc. Ảnh minh họa

Dạy con cách chủ động

Ngay từ khi còn bé, bố mẹ nên dạy con cái tính chủ động. Đây là một trong số những kỹ năng cần thiết góp phần quyết định thành công của bé sau này.

Nhiều bậc phụ huynh có xu hướng yêu thương, nuông chiều con cái quá mức, lo cho con từ A-Z. Lúc còn nhỏ, cha mẹ có thể hướng dẫn từng chút một để trẻ có thể tiếp thu và làm theo. Tuy nhiên khi lớn lên, hãy để trẻ độc lập suy nghĩ và chủ động hơn bởi việc thay trẻ quyết định mọi thứ sẽ khiến trẻ thiếu sự sáng tạo, link hoạt, trở nên nhút nhát, thiếu tự tin, mất đi tư duy chủ động.

Cứ như vậy, khi đứng trước một sự lựa chọn nào đó, bé sẽ chọn cách lảng tránh, nhờ cha mẹ quyết định, từ đó hình thành nên tâm lý phụ thuộc và bị ảnh hưởng nhiều bởi sự chi phối của người khác. Do đó, rèn luyện tính chủ động cho trẻ không chỉ trong việc học mà còn trong đời sống hàng ngày là thực sự cần thiết giúp trẻ vững vàng hơn trong tương lai.

Bố mẹ hãy dành thời gian lắng nghe ý tưởng và cảm xúc của trẻ, dành những câu hỏi khơi gợi, kích thích khả năng tư duy của trẻ và để trẻ thực hiện những điều có thể. Từ những việc đơn giản này, trẻ cũng sẽ hình thành được sự chủ động, sự sáng tạo khi gặp tình huống có vấn đề và chính kiến riêng của bản thân.

Trau dồi thái độ lạc quan cho trẻ

Trên thực tế, lạc quan là chìa khóa quan trọng nhất với một đứa trẻ có EQ cao. Nguyên do là chỉ có lạc quan trẻ mới có thể đối mặt với mọi vấn đề chủ động hơn, có khả năng chống thất vọng tốt hơn, không dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường và có tinh thần tự khuyến khích bản thân.

Các chuyên gia đưa ra một số lời khuyên nuôi dưỡng sự lạc quan của trẻ em bao gồm óc hài hước và trí tưởng tượng. Ví dụ, để trẻ dọn đồ chơi, bố mẹ có thể nói: "Chiếc xe của con đang rất nhớ nhà đó"; "Các khối lego này đều đang buồn ngủ, đã đến giờ về nhà ngủ rồi"; "Bút và nắp bút là những người bạn tốt, hãy để chúng ôm nhau nào"... Ngoài ra bố mẹ có thể cùng con đọc "câu thần chú": "Không sao đâu" để con đủ tự tin đối mặt với khó khăn.

Trên thực tế, lạc quan là chìa khóa quan trọng nhất với một đứa trẻ có EQ cao. Ảnh minh họa

Trên thực tế, lạc quan là chìa khóa quan trọng nhất với một đứa trẻ có EQ cao. Ảnh minh họa

Phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề

Một phần của việc xây dựng trí thông minh cảm xúc liên quan đến phương pháp giải quyết vấn đề. Sau khi xác định và giải quyết các cảm xúc, đến lúc trẻ phải tìm cách tự khắc phục khó khăn.

Có thể trẻ tức giận vì chị gái liên tục làm phiền chúng chơi điện tử. Cha mẹ nên giúp con xác định 3-5 cách có thể giải quyết mâu thuẫn. Các giải pháp không nhất thiết phải gồm những ý tưởng hay, vì mục tiêu ban đầu là khuyến khích trẻ động não để đưa ra suy nghĩ. Khi trẻ xác định được cách xử lý khả thi, cha mẹ có thể giúp con đánh giá ưu và nhược điểm của từng giải pháp. Sau đó khuyến khích con chọn phương án tốt nhất.

Cha mẹ nên đóng vai trò như một huấn luyện viên thay vì là người giải quyết mọi khó khăn cho trẻ. Cung cấp các hướng dẫn khi cần thiết nhưng hãy cho con thấy rằng chúng có khả năng tự giải quyết vấn đề một cách hòa bình và hiệu quả.

Nguồn: [Link nguồn]

Giáo sư Lý Mai Cần, chuyên gia tâm lý tội phạm và nuôi dạy con cái, Đại học Cảnh sát nhân dân Trung Quốc từng nói: "Cha mẹ chỉ có giá trị trong 10 năm. Một khi để cơ hội giáo dục hết hiệu lực, nó sẽ trở thành điều hối tiếc cả đời của trẻ".

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Lily ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN