Đổi mới sách giáo khoa: “Không ai chê sách của mình yếu”

Sự kiện: Họp Quốc hội

“Bộ GD & ĐT vừa quản lý vừa soạn sách giáo khoa sẽ không thể đánh giá bộ sách của mình yếu được”.

Đó là ý kiến của đại biểu Huỳnh Minh Thiện tại phiên họp tổ đại biểu Quốc hội TP HCM về Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông vào chiều 11/11.

Đại biểu Thiện không đồng tình với phương án Bộ GD & ĐT tổ chức biên soạn 1 bộ sách giáo khoa đồng thời cũng có tổ chức, cá nhân biên soạn một bộ sách giáo khoa khác.

Đổi mới sách giáo khoa: “Không ai chê sách của mình yếu” - 1

Đại biểu Quốc hội Huỳnh Minh Thiện

Lý do, Bộ GD & ĐT là cơ quan nhà nước về giáo dục đào tạo nên tập trung công tác quản lý, định hướng giáo dục, xây dựng chiến lược giáo dục, ban hành các văn bản pháp luật, tạo điều kiện để cho các đơn vị giáo dục thực hiện đường lối giáo dục…

“Bộ vừa là cơ quan quản lý lại vừa tham gia soạn sách thì khác nào vừa đá bóng vừa thổi còi. Bộ soạn sách giáo khoa thì tổ chức và cá nhân nào còn hăng hái tham gia biên soạn”

 “Tôi nghĩ chắc cái này không có. Bộ GD &ĐT vừa soạn vừa quản lý thì bộ không thể đánh giá sách của mình yếu được”, đại biểu Thiện bày tỏ.

Bên cạnh đó, Bộ GD & ĐT soạn sách giáo khoa, các sở giáo dục và phòng giáo dục sẽ phải dùng. Do vậy, khó còn tính khách quan, công bằng và yêu cầu đổi mới sách giáo khoa. Hơn nữa, nếu Bộ GD soạn sách giáo khoa, các trường không dùng phải sẽ rất lãng phí.

Theo đại biểu, đề án đặt ra nhiều yêu cầu, nhiều vấn đề nhưng đọc đi đọc lại không biết làm toàn bộ hay làm nội dung nào. Sẽ lãng phí nếu ta làm lại nội dung tốt, đang có giá trị tốt trong thực tiễn mà bị xóa bỏ.

“Tôi đề nghị phải có đánh giá toàn diện kết quả chương trình sách giáo khoa chi tiết hơn, giữ cái gì phù hợp và thay cái gì không phù hợp”, đại biểu Thiện đề nghị.

Phiên thảo luận tại tổ, đại biểu Võ Thị Dung (TP.HCM) còn băn khoăn về đề án đổi mới sách giáo khoa của Bộ GD & ĐT.

Bà Dung cho rằng, đề án đổi mới sách giáo khoa liên quan đến hàng chục triệu học sinh và phụ huynh, đặc biệt là kết quả đổi mới sẽ tác động đến đất nước, nền giáo dục.

Đại biểu Dung cho rằng, đề án đổi mới sách giáo khoa của Bộ GD & ĐT không có tính kế thừa. Đây là việc biên soạn mới.

Theo đại biểu Trần Hoàng Ngân, đổi mới sách giáo khoa cần phải đổi mới căn bản về giáo dục và đào tạo.

“Dù có khả năng nhưng Bộ GD & ĐT không nên soạn sách giáo khoa. Bộ nên dành thời gian xác định khung chi tiết cho môn học để các thầy cô tham gia đấu thầu”, ông Ngân nói.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Họp Quốc hội Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN