Điều chỉnh nguyện vọng: Điểm cao vẫn có thể rớt!

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phương thức điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến được thực hiện từ ngày 19 đến 17 giờ ngày 25-9

Phương thức điều chỉnh nguyện vọng (NV) trên phiếu được thực hiện từ ngày 19 đến 17 giờ ngày 27-9. Thí sinh (TS) chỉ được chọn một phương thức điều chỉnh.

Điều chỉnh nguyện vọng trong trường hợp nào?

TS Bùi Ánh Mận (TP HCM) cho biết trong đợt đăng ký xét tuyển ĐH, em đăng ký NV1 vào Trường ĐH Y Dược TP HCM, NV2 vào Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, NV3 vào Trường ĐH Y Dược - ĐH Huế. Kết quả điểm tổ hợp B00 (toán, hóa, sinh) em được 27,45 cùng 0,25 điểm ưu tiên. Mận băn khoăn: "Liệu em có nên thay đổi NV, nếu điều chỉnh thì đặt NV như thế nào?".

Những băn khoăn của Bùi Ánh Mận hay những TS khác cũng dễ hiểu bởi vào tháng 6-2020, khi đặt bút làm hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, các em thực hiện đăng ký xét tuyển dựa vào sở thích và nhận định về năng lực học tập của mình. Tuy nhiên, phải đến khi có kết quả thi, TS mới có những cơ sở để giữ nguyên hay điều chỉnh NV.

Học sinh Trường THPT Hùng Vương (TP HCM) làm hồ sơ đăng ký nguyện vọng xét tuyển ĐH Ảnh: TẤN THẠNH

Học sinh Trường THPT Hùng Vương (TP HCM) làm hồ sơ đăng ký nguyện vọng xét tuyển ĐH Ảnh: TẤN THẠNH

Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, nguyên Phó Giám đốc ĐHQG TP HCM, cho rằng trên nguyên tắc, TS không nhất thiết phải điều chỉnh khi các NV đã đăng ký trong đợt tháng 6 (lúc đăng ký dự thi) vẫn còn phù hợp với các quy định điểm ngưỡng xét tuyển và đúng với mong muốn xét tuyển của mình. TS cần điều chỉnh NV trong các trường hợp: Điểm thi không đạt mức điểm ngưỡng bảo đảm chất lượng do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố cho các ngành thuộc khối khoa học sức khỏe và đào tạo giáo viên (nếu trước đây TS có đăng ký xét tuyển vào các ngành này); điểm thi không đạt mức điểm ngưỡng xét tuyển do trường công bố; muốn sắp xếp lại thứ tự các NV đã đăng ký, thay đổi ngành, trường đăng ký xét tuyển, thay đổi tổ hợp môn đăng ký xét tuyển…

Theo thạc sĩ Trương Tiến Sĩ, giảng viên Trường ĐH Ngân hàng TP HCM, kinh nghiệm nhiều năm làm công tác tuyển sinh cho thấy nếu TS đăng ký ít NV (3 đến 5 NV) và không biết cách chọn NV dự phòng thì nguy cơ không trúng tuyển là rất cao. Hằng năm, sau kỳ xét tuyển đợt 1 kết thúc, trên phạm vi cả nước, hàng ngàn TS có điểm tổ hợp xét tuyển khá cao (trên 22) nhưng vẫn không trúng tuyển và buộc phải tham gia đăng ký xét tuyển các đợt tiếp theo. Nhiều em có điểm tổ hợp lên tới 24, thậm chí 25 nhưng không trúng tuyển ĐH ngay đợt 1 và cơ hội chọn được ngành, trường phù hợp vô cùng khó khăn.

Cân nhắc kỹ các nguyện vọng cần đổi

Đối với những TS có điểm thi của tổ hợp xét tuyển thuộc mức cao ngất ngưởng thì có lẽ không cần nhiều NV. Song, với những TS có điểm xét tuyển nằm ở mức điểm có nhiều TS đạt thì cần nhiều NV để có cơ hội trúng tuyển.

Tiến sĩ Trần Đình Lý, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TP HCM, lưu ý TS phải hết sức thận trọng xem xét có nên thay đổi NV hay không. Trong trường hợp điều chỉnh NV, TS chỉ cần khoảng 6 NV là đủ. TS không nên đăng ký quá nhiều NV vì điều đó có thể làm chệch hướng ngành nghề mình yêu thích và phù hợp.

Thạc sĩ Phạm Thái Sơn - Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Quan hệ doanh nghiệp, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM - lưu ý TS phải bình tĩnh lựa chọn, nghiên cứu trước khi quyết định điều chỉnh NV. TS nên lựa chọn xong NV của mình thì đăng ký ngay sau khi lựa chọn. TS hãy dành vài ngày suy nghĩ để khi điều chỉnh xong, các em cảm thấy yên tâm với sự lựa chọn của mình chứ không được điều chỉnh lần 2.

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, TS chỉ được điều chỉnh NV một lần. Nếu khi điều chỉnh mà không tăng số lượng NV, TS có thể sử dụng phương thức điều chỉnh trực tuyến. Nếu khi điều chỉnh có tăng số lượng NV, TS phải sử dụng phương thức điều chỉnh bằng phiếu (đến nơi nộp hồ sơ đăng ký thi trước đây). 

Nguồn: [Link nguồn]

Mẹo điều chỉnh nguyện vọng để tăng cơ hội đỗ đại học, tránh trượt oan

Theo lịch của Bộ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), từ ngày 19/9, thí sinh đăng ký xét tuyển sinh bằng kết quả thi tốt nghiệp...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Lân ([Tên nguồn])
Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN