Đề Văn lớp 10 hay, "an toàn"

Sự kiện: Tuyển sinh lớp 10

Đề thi Ngữ văn vào lớp 10 năm nay tại TP.HCM được học sinh đánh giá vừa sức và có yếu tố thực tế. Còn ở Hà Nội, đề thi được đánh giá “an toàn”, nhưng nhiều HS vẫn nhăn mặt.

Vừa sức

Tại TP.HCM sau khi kết thúc môn Ngữ văn, thí sinh ra khỏi phòng thi với tâm trạng thoải mái. Minh Anh, HS Trường Trung học thực hành Sài Gòn thi tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong cho biết, em thấy đề thi Ngữ văn “bàn về thế hệ gấu bông” không xa lạ với em trong cuộc sống hàng ngày.

Còn Thanh Hằng (Trường THCS Phú Mỹ) chia sẻ: “Đề thi năm nay không khó, tuy nhiên câu số 4 cũng là câu chính của đề thi năm nay khiến em khó xác định là sẽ sử dụng bao nhiêu bài thơ”.

Nhìn chung các câu hỏi trong đề thi năm nay chỉ gói gọn trong chương trình lớp 9 nên không mấy khó khăn cho thí sinh. Cách ra đề tương đối mở vì không quá gò bó thí sinh vào chương chình học ở lớp mà mở rộng ra thế giới bên ngoài, đòi hỏi học sinh có cách phân tích về đời sống và kiến thức xã hội.

Phần lớn thí sinh đều mất nhiều thời gian suy nghĩ cho câu 4, câu hỏi buộc thí sinh phải thuộc và hiểu rõ ý nghĩa của nhiều bài thơ. Thí sinh sẽ làm tốt được câu này nếu như chọn đúng bài thơ có thể nêu bật được vẻ đẹp con người. Tuy nhiên khi được hỏi về câu số 4, nhiều thí sinh khá lúng túng ở khâu chọn bài thơ nào để phân tích.

Lương Ý Hảo (Trường THCS Lê Văn Tám) nhận định: “Em thấy câu số 4 hơi khó nhất là việc suy nghĩ nên chọn bài thơ nào mới đúng. Nhiều bạn chọn đến hai đoạn trong 2 bài thơ để phân tích, không biết cách đó có đúng không nữa”.

Tại Hà Nội, sáng 21/6, gần 80.000 HS Hà Nội dự thi vào lớp 10. Nhận định ban đầu, đề thi năm nay không có hỏi nghị luận và nằm trong chương trình SGK. Một số câu hỏi vẫn gây khó cho thí sinh.

Đề Văn lớp 10 hay, "an toàn" - 1

Học sinh trao đổi bài thi môn Ngữ văn với giáo viên

Ghi nhận tại Hội đồng thi Trường THPT Chu Văn An, quận Tây Hồ, Hà Nội. Kết thúc môn thi Ngữ văn không có thí sinh nào bị lập biên bản, kỉ luật do vi phạm quy chế thi. Hiện tượng thí sinh mang phao thi vào trường và vất phao tại cổng trường không xảy ra. Đề thi cơ bản, ra đúng trọng tâm nên nhiều thí sinh hớn hở, nộp bài từ trước đó 20 phút.

Học sinh Trần Quỳnh Trang đến từ Trường THCS Thị trấn Thường Tín cho biết: “Dù không có câu nghị luận nhưng câu 2, phần hỏi về tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” khá hay, tạo cảm hứng cho thí sinh làm bài. Tuy nhiên câu 1, khổ thơ trong bài Tiểu đội xe không kính đó em ít để ý đến nên có thể làm chưa hết ý”.

Tuy nhiên, với những học sinh có sức học trung bình làm xong bài chỉ hi vọng mình được khoảng 5 đến 6 điểm.

Giáo viên: Đề thi mang tính thời sự

Nhận xét về đề thi tại TP.HCM, cô Triệu Thị Huệ, giáo viên dạy văn của Trường Lê Hồng Phong nhận xét, đề văn có hình thức khá mới so với mọi năm, đề hấp dẫn, mang tính thời sự ở câu 3. Riêng câu 4 có cái hay là cho học sinh tự lựa chọn khổ thơ mình yêu thích để phân tích, không ép tất cả các em phải bình luận một khổ thơ mà có thể em không thích. Cách ra này cũng mới so với đề truyền thống trước đây.

Một giáo viên văn trường phổ thông dân lập nhận xét: Câu số 3 nêu hiện tượng rất gần gũi với cuộc sống của HS, phản ánh đúng hiện thực, là lời nhắn nhủ của người lớn đối với thế hệ trẻ.

Nhận định của một số phụ huynh khi đọc xong đề cho hay, đề thi năm nay không gây nhiều khó khăn cho HS. Tuy nhiên câu 3 sẽ phần nào đánh giá được HS có nắm được kiến thức xã hội và cách sống của giới trẻ hiện nay như thế nào.

Đề Văn lớp 10 hay, "an toàn" - 2

Tâm trạng khác nhau của học sinh sau khi kết thúc bài thi môn Ngữ văn kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội

Nhận xét đề thi vào lớp 10 tại Hà Nội, cô Lan Anh, giáo viên môn Văn, Trường THPT Trần Phú – Hoàn Kiếm, Hà Nội: “Đề thi năm nay có điểm hay và khó hơn so với năm ngoái. Với đề này sẽ dễ dàng phân loại học sinh. Học sinh trung bình khá có thể đạt tối đa từ 6 điểm đến 7 điểm”.

Muốn đạt điểm cao theo cô Lan Anh: “Bên cạnh kỹ năng diễn đạt, học sinh phải nắm thật chắc, cảm thụ tốt tác phẩm văn chương và các biện pháp được sử dụng trong bài thơ”.

Chiều nay thí sinh tiếp tục thi môn Toán.

Đề thi Ngữ văn vào lớp 10 tại TP.HCM

Câu 1: (1 điểm)

Truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê được trần thuật từ nhân vật nào? Nêu tác dụng của việc chọn ngôi kể đó.

Câu 2: (1điểm)

Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ.
Tìm và gọi tên thành phần biệt lập trong đoạn thơ trên. Cho biết thành phần ấy được dùng để làm gì trong đoạn thơ?

Câu 3: (3 điểm)

Trong loạt bài trên báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật bàn về Thế Hệ Gấu Bông, có đề cập hai hiện tượng:

1. Một cô bé mười lăm tuổi, được mẹ chở đi đánh cầu lông. Xe hai mẹ con bị va quẹt, đồ đạc trên xe văng tung tóe. Người mẹ vội vàng gom nhặt, vài người đi đường cũng dừng lại phụ giúp, còn cô bé thờ ơ đứng nhìn. Đợi mẹ nhặt xong mọi thứ, cô bé leo lên xe và thản nhiên dặn: “lát về mẹ nhớ mua cho con li chè!”.

2. Một cậu học sinh khi được hỏi về ca sĩ nổi tiếng mà cậu hâm mộ, cậu đã trả lời rất rành mạch về cách ăn mặc, sở thích của ca sĩ đó. Nhưng khi được hỏi về nghề nghiệp, sở thích của cha mẹ cậu, cậu ta ấp úng không trả lời được.

Là người con trong gia đình, em hãy trình bày suy nghĩ về hai hiện tượng trên qua một bài văn ngắn(khoảng 01 trang giấy thi).

Câu 4:(5 điểm)

Hãy chọn và phân tích một hoặc hai khổ thơ trong các bài thơ của chương trình văn học Việt Nam hiện đại lớp 9 để nêu bật vẻ đẹp con người Việt Nam.

Tra cứu Điểm thi lớp 10.Nhanh Nhất – Chính Xác Nhất, chỉ cần soạn tin:
                           DTM MÃTỈNH SỐBÁODANH gửi 8702
                  Để xem thêm chi tiết mời các bạn Bấm đây!

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hương Giang-Hiểu Minh-Nguyễn Mai- Văn Chung ([Tên nguồn])
Tuyển sinh lớp 10 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN