Con nói chuyện riêng quá nhiều trên lớp, cha mẹ hãy làm điều này để khắc phục

Sự kiện: Dạy con

Cha mẹ cần mềm mỏng và kiên nhẫn khi hướng dẫn trẻ sửa đổi thói quen nói chuyện riêng trong lớp.

Việc giáo viên than phiền về chuyện con mình không chú ý học tập, thường xuyên nói chuyện riêng trong lớp là cơn ác mộng đối với rất nhiều phụ huynh. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp tới điểm số trên lớp của trẻ.

Con nói chuyện riêng quá nhiều trên lớp, cha mẹ hãy làm điều này để khắc phục - 1

Nói chuyện riêng trong lớp là thói quen xấu mà nhiều trẻ mắc phải.

Nói chuyện, giao tiếp nhiều bạn bè có thể cho thấy con bạn có kĩ năng ngôn ngữ tốt. Nhưng trẻ cần có sự tiết chế, nói đúng lúc, đúng chỗ thay vì nói đến mất kiểm soát trong giờ giảng của giáo viên. Để giải quyết vấn đề này, cha mẹ có thể tham kháo một số biện pháp sau.

Trò chuyện với trẻ về trường học

Để cải thiện thói quen nói chuyện riêng trong giờ học của trẻ, cha mẹ hãy tâm sự với trẻ về việc bạn hài lòng như thế nào nếu chúng có thể tập trung học tập tốt ở trường. Tuy nhiên, bạn cũng cần bày tỏ niềm vui khi trẻ có thể hòa đồng với nhiều bạn bè trong lớp.

Hãy hỏi trẻ rằng chúng thích nhất điều gì ở trường và suy nghĩ của chúng về cách kiểm soát bản thân trong lớp. Trong lúc trò chuyện, hãy nhẹ nhàng hỏi xem con có nói chuyện với bạn trong khi đang làm bài tập và có yêu cầu giáo viên hướng dẫn lại bài vở nếu lỡ không tập trung lắng nghe hay không.

Điều này giúp bạn hiểu thêm về cách trẻ nhìn nhận thế giới xung quanh và bản thân chúng trong các mối quan hệ. Cuộc trò chuyện sẽ trực tiếp buộc trẻ phải suy nghĩ về thái độ của chúng trong lớp, điều mà chúng chưa bao giờ cân nhắc trước đây.

Giải thích hậu quả của việc nói chuyện riêng

Sau đó, cha mẹ hãy bình tĩnh giải thích mối bận tâm của giáo viên đối với con mình. Hãy sử dụng những từ ngữ mang tính khuyến khích để nói với trẻ. Ví dụ, thay vì nói “cô giáo phàn nàn vì con nói chuyện riêng quá nhiều trong lớp, con lười biếng không chịu học hành chăm chỉ”, bạn có thể biểu đạt suy nghĩ của mình theo cách khác: “Cô giáo biết con rất thông minh và có thể đạt điểm xuất sắc, nhưng cô ấy cũng rất lo khi thấy con chưa tập trung lắm vào giờ giảng, nói chuyện với các bạn thay vì lắng nghe. Con nghĩ chuyện này có thể xảy ra không?”. Việc tiếp theo là hãy quan sát và lắng nghe phản ứng của trẻ.

Cha mẹ hãy khuyến khích trẻ bày tỏ suy nghĩ, đừng ngắt lời. Nếu có thể, hãy nhắc lại một số biểu hiện cụ thể trong lớp của trẻ mà giáo viên đề cập tới. Nguyên tắc ở đây là hãy luôn duy trì một thái độ bình tình, nhẹ nhàng, ngay cả khi trẻ có những phản ứng thái quá và nhấn mạnh rằng bạn chỉ muốn giúp con làm tốt hơn trên lớp chứ không hề chỉ trích, trách mắng chúng.

Thiết lập nguyên tắc

Tiếp theo, cha mẹ hãy dạy cho con những nguyên tắc cơ bản để ngừng nói chuyện riêng trong lớp. Thứ nhất, con không nên nói chuyện cùng lúc với giáo viên, nếu nói nhiều hơn cả cô giáo, con sẽ không học được bất kì điều gì từ họ.

Thứ hai, con nên nhìn vào giáo viên khi họ giảng bài cho con, cho nhóm con hoặc cho cả lớp. Con không nên nhìn vào bạn hoặc chơi đùa với bất kì thứ gì có trên bàn trong khi giáo viên đang giàng bài. Con nên giao tiếp bằng mắt với cô giáo.

Thứ ba, con chỉ nên nói chuyện với bạn khi đã hoàn thành bài tập của mình.

Thứ tư, khi làm bài tập nhóm, con chỉ nên thảo luận về bài tập, đừng nói bất kì thứ gì không liên quan đến chủ đề chính.

Hãy cẩn thận nhắc đi nhắc lại 4 nguyên tắc này vào mỗi buổi sáng trước khi con đi học. Vào cuối ngày, hãy thử hỏi về cách con đã trải qua tiết học mà không nói chuyện riêng.

Nếu trẻ nói rằng chúng đã ít nói chuyện riêng trong lớp hơn, bạn hãy bày tỏ sự hài lòng để động viên chúng, đồng thời, thường xuyên giữ liên lạc với giáo viên để theo dõi quá trình sửa đổi của con.

Cách xử lý đúng đắn nhất khi trẻ đánh người khác

Việc trẻ thể hiện sự tức giận của mình thông qua hành động đánh người khác là một tính cách xấu cần phải thay đổi...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hạnh Nguyễn (Theo Youngparents) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN