Cha mẹ cần xử sự ra sao khi con nói dối?

Sự kiện: Dạy con

Khi phát hiện con nói dối, cha mẹ đừng vội mắng chửi con ngay mà cần suy tính kĩ rồi hãy phản ứng. Việc chúng ta lập tức quát mắng con, chất vấn con sẽ làm con hoảng sợ và lần sau còn nói dối nhiều hơn.

Người lớn nói dối được, sao trẻ lại không?

Trên các diễn đàn, nhiều phụ huynh đều có những câu như: “Ôi chị ơi em chết mất! Con em câu nào nó cũng nói dối. Nhiều khi sự việc có gì đâu mà cháu nó cũng nói dối. Nghe câu cảm thán vậy của mẹ thì ai cũng thấy con hư quá rồi, tệ quá rồi.

Nhưng thực tế, các cha mẹ cũng đã từng nói dối ấy mà. Vì thế, việc con nói dối có gì mà như nhà sập không?

Tiến sĩ Vũ Thu Hương, chuyên gia giáo dục kỹ năng sống cho trẻ cho rằng, khi chúng ta còn bé, chúng ta biết sao nói vậy. Lời nói của trẻ luôn là nói thật và những trường hợp kiểu như: “ Bà nội ơi, mẹ cháu bảo bà xấu tính lắm ạ”;  “Mẹ ơi, bà nội bảo mẹ vụng về, làm việc gì cũng hỏng” đấy thôi .

Rồi lại trường hợp khác: “ Mẹ ơi, con đánh vỡ cái gương rồi ạ. Bốp! Chưa nói xong, chúng ta đã ăn 1 cái tát giữa mặt. Hic! Vậy thì lần sau rút kinh nghiệm, ta sẽ nói thật hay nói dối? hay “Bác ơi, bác béo thế, đã béo bác còn ăn mặc lôi thôi quá ạ. Xấu quá”.

TS Vũ Thu Hương cho rằng, vậy trẻ sau những lần sau bị mắng là vô duyên, chúng ta có nhứng đứa trẻ có duyên bằng cách nói dối. Giờ thì bố mẹ biết tại sao con nói dối rồi đúng ko? Đó là chưa kể con còn học mấy “tấm gương” nói dối đó là người lớn.

Làm gì để con hết nói dối?

Vậy giờ con hay nói dối rồi, chúng ta phải làm sao? 

Tiến sĩ Vũ Thu Hương, chuyên gia giáo dục kỹ năng sống cho trẻ cho rằng, trước tiên, cha mẹ hãy ngừng cuộc nói chuyện lại và suy tính kĩ rồi hãy phản ứng. Việc chúng ta lập tức quát mắng con, chất vấn con sẽ làm con hoảng sợ và lần sau còn nói dối nhiều hơn. Khi chúng ta thật bình tĩnh, chúng ta sẽ tìm ra được cách xử sự đúng đắn nhất.

TS Vũ Thu Hương đưa ra một ví dụ: bố mẹ bảo con lên bà chơi đi để bố mẹ đi khám bệnh. Con không thích lên bà chơi nhưng sợ đi khám nên phải lên. Đến lúc về bố mẹ kể là bố mẹ đi chơi, ăn uống, .... vui lắm. Con sẽ tức điên lên vì bị nói dối.

“Đến lúc đó, bố mẹ sẽ hỏi: Vậy nói dối có tốt không? Có được nói dối không? Và sau đó cả nhà cùng thực hiện việc không nói dối. Sau đó, hắc chắn con lại nói dối tiếp chứ không thể tránh được tình trạng này ngay đâu. Con nói dối tiếp cũng là bình thường”- TS Vũ Thu Hương nói

Theo TS Hương, việc bố mẹ phải làm là phải bắt nọn con trong mọi trường hợp nói dối. Nghĩa là bất kể sự thật nào bố mẹ cũng biết trước khi con khai ra. Và khi con nói dối thì bố mẹ nói ra sự thật là thế này,…Lần nào cũng bị bắt nọn như vậy thì dần dần con sẽ hết nói dối.

Ngoài ra, khi con vô ý đánh vỡ, đánh hỏng, cha mẹ đừng đánh mắng con nhé. Đánh mắng con không giải quyết được gì đâu, sẽ làm con nói dối chuyên nghiệp hơn đấy.

Bố mẹ cũng dạy con, không nói không phải là nói dối. Nếu những trường hợp nói ra không hay thì con có thể giữ bí mật chứ đừng chê bác thẳng vào mặt hoặc nói toẹt ra những điều không tốt.

Khi con nói dối, cha mẹ không nên xử phạt này nọ. Thay vì quát mắng, cha mẹ hãy tỏ ý buồn, bị tổn thương, con sẽ cảm nhận được điều đó và con sẽ tự thấy ân hận vì đã làm cho bố mẹ buồn.

Cách xử lý khôn ngoan với trẻ hay nói dối

Nhiều khi trẻ con nói dối vì chúng sợ nói thật sẽ bị phạt. Hãy khuyến khích con nói thật bằng cách đơn giản dưới đây...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đỗ Hợp ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN