Cách xưng hô với con tưởng vô hại nhưng ẩn chứa hiểm hoạ không ngờ

Sự kiện: Dạy con

ưng hô cũng là một cách thể hiện tình cảm của bố mẹ với con cái, theo đó có những phụ huynh xưng hô với con rất tình cảm, ngọt ngào. Nhưng cũng có người gọi con là "mày - tao". Điều này, liệu có thực sự bình thường ?

Xưng hô "mày - tao" khiến con cảm thấy không được tôn trọng 

Xưng hô thực ra không chỉ đơn giản là một ngôi xưng, mà đằng sau đó là cả tình cảm, sự trìu mến của cha mẹ dành cho con. Bên cạnh đó, việc xưng hô mẹ - con, hay cha - con còn là văn hoá giao tiếp trong gia đình. 

Trong khi đó, mày - tao là cặp ngôn xưng hay được dùng nhiều hơn cho những đối tượng ngang hàng, không phù hợp dành cho vai trên, vai dưới và ngược lại. Do đó, khi con được sử dụng đúng ngôi xưng của mình, con sẽ học được cách sử dụng ngôi xưng có văn hoá, đồng thời hiểu được vị trí của mình trong mối quan hệ đó ra sao. 

Khi người lớn trong gia đình xưng hô với con là mày - tao, phần lớn trẻ sẽ không hề thích cách xưng hô này. Hơn nữa, con sẽ cảm thấy buồn khi cha mẹ bỗng gọi mình bằng cái cách nghe xa lạ, thiếu gần gũi. Lúc này con sẽ thấy hụt hẫng, và cảm nhận dường như cha mẹ không dành tình cảm cho mình. 

Ngoài ra, trẻ sẽ nhận thấy bản thân mình không được bố mẹ tôn trọng. Lâu dần, con sẽ xem vấn đề xưng hô này của cha mẹ là bình thường, kéo theo việc trẻ bắt chước cách xưng hô này với những người xung quanh.

Xưng hô "mày - tao", cha mẹ đã chuẩn mực chưa?

Cách xưng hô với con tưởng vô hại nhưng ẩn chứa hiểm hoạ không ngờ - 1

Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

Cách chúng ta xưng hô với con ảnh hưởng rất nhiều đến nhận thức cũng như sự phát triển của trẻ. 

Xét về mặt tình cảm, khi xưng với con là mày - tao, con sẽ cảm nhận có một khoảng cách với cha mẹ. Về mặt văn hoá, đại từ nhân xưng may tao thực chất không được khuyến khích sử dụng, đặc biệt là trong mối quan hệ gia đình. 

Cho nên, khi thường xuyên nghe cách xưng hô này trẻ sẽ xem đây là điều hết sức bình thường, và nghiễm nhiên sử dụng, điều này ảnh hưởng đến hiệu quả giao tiếp của con với những người xung quanh. 

Ngoài ra, chúng ta luôn yêu cầu con phải chuẩn mực, nhưng chính bản thân lại xưng hô sai, vì vậy trẻ sẽ xuất hiện tư tưởng rằng, bố mẹ dạy là một chuyện còn không nhất thiết phải nghe theo. Theo đó, trong những tình huống khác bố mẹ giáo dục con chưa chắc đã hiệu qủa, và chưa chắc con đã tiếp nhận lời bố mẹ. 

Cha mẹ nên dừng ngay thói quen xưng hô "mày - tao" với con trẻ

Trong gia đình, không nên xuất hiện cặp đại từ nhân xưng mày - tao, hơn nữa, mỗi gia đình nên có những quy tắc chuẩn mực trong quy định xưng hô, tránh tình trạng xưng hô như bằng vai phải lứa, phá vỡ trật tự trong gia đình. Điều đó không chỉ tạo nên sợi dây gắn kết với con, thể hiện tình cảm, mà còn là văn hoá chúng ta trao cho con. 

Trong trường hợp không thể kìm nén sự nóng giận, hãy lựa chọn cách gọi đích danh tên con. Lúc ấy, trẻ sẽ dễ dàng nhận ra, cách gọi này khác với mọi ngày, cảm xúc của mẹ cũng không bình thường nên sẽ tự biết cách điều chỉnh hành vi. 

Bố mẹ là tấm gương phản chiếu để con cái noi theo và học tập, do đó mọi hành vi ứng xử của cha mẹ nên có cách xưng hô chuẩn mực. Khi đó, trẻ chắc chắn sẽ có văn hoá giao tiếp, ứng xử hay.  

Trong trường hợp, nếu lỡ vô tình xưng hô mày - tao với con, khiến con đặt ra câu hỏi "Tại sao cha/mẹ lại xưng hô như thế' , tốt nhất nên bình tĩnh lại, thừa nhận chuyện xưng hô như thế không phù hợp, tiếp đến nên trò chuyện với con bắt đầu bằng câu xin lỗi. 

Những hành động chỉ tốn ít phút nhưng tác dụng với con suốt cả đời

Có những hành động chẳng hề tốn thời gian nhưng cha mẹ lại có thể đưa lại những lợi ích cho con về lâu dài.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Văn Anh ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN