Bộ trưởng Phùng Xuân nhạ nói gì về điểm thi môn Lịch sử, Tiếng Anh kỳ thi THPT Quốc gia?

Ngày 17/7, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã có ý kiến về điểm thi môn Lịch sử, Tiếng Anh kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019.

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, Lịch sử và Tiếng Anh là 2 môn có tỷ lệ điểm dưới trung bình cao nhất trong 9 môn thi THPT quốc gia năm 2019. Cụ thể, cả nước có 569.905 thí sinh dự thi môn Lịch sử, thì 399.016 em bị điểm dưới trung bình, chiếm tỷ lệ 70,01%.

Môn Tiếng Anh có 542.775 thí sinh đạt điểm dưới trung bình, chiếm 69% tổng số 789.544 bài thi.

Đồ thị phổ điểm của hai môn này lệch sang trái mốc điểm 5. Điểm trung bình môn Lịch sử là 4,3. Điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 3,75. Môn Tiếng Anh có điểm trung bình là 4,36. Điểm có nhiều thí sinh đạt nhất là 3,2.

Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, kết quả thi Lịch sử, Tiếng Anh kỳ thi THPT Quốc gia là chưa chấp nhận được. 

Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, kết quả thi Lịch sử, Tiếng Anh kỳ thi THPT Quốc gia là chưa chấp nhận được. 

Ngày 17/7, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã có ý kiến về điểm thi môn Lịch sử, Tiếng Anh kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019.

“Kết quả môn Lịch sử, Tiếng Anh kỳ thi THPT quốc gia 2019 đã có tiến bộ so với năm 2018 nhưng vẫn "chưa chấp nhận được"’, ông Nhạ cho ahy.

Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, trên cơ sở phân tích kỹ phổ điểm của từng môn thi, địa phương, cuối tuần này, Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức hội nghị giám đốc sở GD&ĐT để bàn kỹ về phổ điểm, đồng thời lý giải nguyên nhân "môn này, môn kia" thấp, mổ xẻ, rút kinh nghiệm.

Kỳ thi THPT quốc gia không chỉ xét tốt nghiệp, làm cơ sở tuyển sinh mà quan trọng hơn là giúp ngành giáo dục phân tích, điều chỉnh chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, có giải pháp nâng cao chất lượng ở bậc phổ thông, nhất là những môn học có kết quả thấp trong kỳ thi THPT quốc gia như Lịch sử, Tiếng Anh.

“Không phải năm nay 2 môn này mới có kết quả thấp, những năm trước cũng vậy. Năm nay khi phân tích phổ điểm nhìn chung Lịch sử và Tiếng Anh đã có sự tiến bộ nhưng kết quả như vậy vẫn chưa chấp nhận được nên cần phải phân tích kỹ, rút kinh nghiệm cho các kỳ thi sau”, ông Nhạ cho hay.

Phương thức thi THPT quốc gia, theo Bộ trưởng Nhạ cho biết, sẽ ổn định đến năm 2020, Bộ GD&ĐT đang chỉ đạo nghiên cứu, khảo sát để có lộ trình cho những năm tiếp theo.

Về công tác tuyển sinh năm 2019, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, kế hoạch tuyển sinh đã có hướng dẫn đầy đủ, các trường cũng đã xây dựng đề án tuyển sinh, phương thức xét tuyển, điều kiện kèm  theo. Thời điểm này, các trường đại học cần rà soát lại, thực hiện nghiêm túc cam kết trong đề án tuyển sinh đã công bố trước đó cần đảm bảo chất lượng từ chuẩn đầu ra.

Tư lệnh ngành giáo dục nói cần cải thiện ngay từ khâu xét tuyển, mặc dù chất lượng phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu là quá trình đào tạo, đảm bảo chất lượng từ chuẩn đầu ra.

Cách tính điểm xét tốt nghiệp, 10 'ngày vàng' phúc khảo bài thi

Sáng 14/7, Bộ GD&ĐT đã có thông tin về điểm thi THPT Quốc gia 2019. Dưới đây là cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT Quốc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Điểm thi tốt nghiệp THPT 2023 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN