6 tuổi nói ước mơ của mình là nông dân, 11 năm sau cuộc sống của cậu bé khiến ai cũng ngạc nhiên

Sự kiện: Giáo dục

Nhiều người tưởng rằng, lời nói của một đứa trẻ năm 6 tuổi chỉ là sự bồng bột nhất thời, nhưng 11 năm sau đó, những gì mà cậu bé này thực hiện khiến ai cũng đều ngạc nhiên.

Là cha mẹ, bất kỳ ai cũng mong con mình sau này có công ăn việc làm ổn định, có ước mơ, lớn lên trở thành bác sĩ, kỹ sư, ông chủ... Nếu một ngày, con bạn nói rằng, ước mơ của nó là làm nông dân, liệu bạn có thất vọng và cho rằng con mình không có tương lai?

6 tuổi nói ước mơ của mình là nông dân, 11 năm sau cuộc sống của cậu bé khiến ai cũng ngạc nhiên - 1

Tại Nhật Bản, có một cậu bé 6 tuổi đã tuyên bố ước mơ của mình cho cả thế giới biết, đó là: "Ước mơ của con là trở thành một người nông dân".

Trong chương trình Shijia Saury's Evenile GP, phóng viên đã hỏi Shunsuke Nakamura ước mơ là gì. Không giống như những đứa trẻ khác, cậu bé đưa ra một câu trả lời bất ngờ là làm nông nghiệp.

Phóng viên lại hỏi: Làm ruộng quan trọng nhất cái gì?

Cậu bé dễ thương này trả lời vanh cách: "Ánh nắng, đất, cộng với một tấm lòng nhân hậu".

6 tuổi nói ước mơ của mình là nông dân, 11 năm sau cuộc sống của cậu bé khiến ai cũng ngạc nhiên - 2

Ngay từ khi còn nhỏ, Shunsuke thường cùng ông nội ra đồng làm ruộng, cấy lúa, xua đuổi sâu bọ. Dù tuổi còn nhỏ, nhưng khi nói về nông nghiệp, ánh mắt của cậu bé trở nên rạng rỡ và có thể nói vanh vách mọi thứ liên quan đến việc trồng trọt.

Khi phóng viên thắc mắc, tại sao có hành lá trên ruộng bắp cải. Cậu bé trả lời: "Vì mùi hành lá có thể xua đuổi sâu bệnh".

Ngoài ra, cậu bé còn nói với mọi người rằng: "Để tránh bắp cải đóng băng bởi tuyết và sương giá, nó sẽ được buộc lại bằng dây, làm cách này sẽ giữ được hương vị hơn". Khi bắp cải bị sâu, cậu bé sẽ sử dụng loại thuốc đặc chế của riêng mình làm từ rượu shochu, giấm, ớt. Vấn đề sâu bọ sẽ được giải quyết.

6 tuổi nói ước mơ của mình là nông dân, 11 năm sau cuộc sống của cậu bé khiến ai cũng ngạc nhiên - 3

Shunsuke không chỉ nói suôn về ước mơ của mình mà còn nỗ lực rất nhiều. Cậu có một cuốn sổ đặc biệt ghi lại lịch trình làm việc của một người nông dân trong một năm. Trong đó có ghi cụ thể thời gian gieo trồng các loại cây trồng khác nhau, được phân loại rõ ràng.

Những lúc rảnh rỗi, cậu bé sẽ tìm hiểu cách trồng các loại cây mới, tham khảo thêm ý kiến của người lớn. Trong khi những đứa trẻ khác đến Kyoto lần đầu, chúng thường thích thú với đồ ăn và chỗ vui chơi. Còn Shunsuke chỉ muốn đến chợ Nishiki - nơi được ví như nhà bếp của Kyoto để xem các loại rau củ ở đây.

Khi phóng viên hỏi Shunsuke: "Tại sao em không muốn vui chơi?"

Cậu bé trả lời: "Khi em còn nhỏ, nghĩa là em có nhiều thời gian hơn mọi người. Còn quá nhiều thứ em chưa biết và phải học hỏi thêm".

11 năm sau, chương trình Shijia Saury's Evenile GP một lần nữa tìm Shunsuke để hỏi xem cậu có nhớ ước mơ trước đây của mình không. Lúc này, chương trình ngạc nhiên khi thấy cậu bé năm nào bây giờ đã là sinh viên tại một trường Trung cấp nghề Nông nghiệp ở Tochigi, hiện đang theo học các khóa liên quan tới nông nghiệp.

6 tuổi nói ước mơ của mình là nông dân, 11 năm sau cuộc sống của cậu bé khiến ai cũng ngạc nhiên - 4

Trong cuộc phỏng vấn, khi được hỏi về dự định tương lai của mình, Shunsuke cho biết: "Nếu bạn muốn tìm một công việc trong xã hội trước tiên, sau đó quay trở về làm nông nghiệp. Điều này giống như đánh bạc vậy đó. Khi đã không chuyên tâm thì thật khó có thể thành công được".

Quả thật, Shunsuke là một đứa trẻ tuyệt vời khi đã sớm nhận ra ước mơ của mình là gì ngay từ lúc 6 tuổi và kiên trì theo đuổi nó suốt 11 năm. Cậu đã lên kế hoạch rõ ràng và cố gắng học tập chăm chỉ cho ước mơ của mình.

Cha mẹ của Shunsuke dành tất cả sự tôn trọng, ủng hộ, động viên con trai thực hiện ước mơ.

Sự tin tưởng của cha mẹ là điều tuyệt vời nhất con cái cần

Bất kể ước mơ của trẻ như thế nào, cha mẹ cũng nên học cách tôn trọng, động viên, ủng hộ, đồng hành cùng con vượt qua những trở ngại trên con đường chạm tay vào ước mơ.

Lý do quan trọng nhất khiến các bậc cha mẹ không thể chấp nhận ước mơ của con mình là họ không tin tưởng.

- Họ không tin tưởng đó là con đường đúng đắn.

- Họ không tin rằng, con cái có thể làm được và chúng thực sự có thể thực hiện ước mơ của mình.

- Họ không nghĩ rằng, ước mơ của con cái có thể khiến họ hạnh phúc.

Vì vậy họ phản đối, bắt trẻ phải từ bỏ ước mơ mà làm theo ý mình.

Nhà văn Hàn Quốc Lee Zongzhe từng viết trong cuốn "Giáo dục tốt nhất là sự tin tưởng" rằng: "Những đứa trẻ được cha mẹ tin tưởng vô điều kiện nhất định sẽ thành công".

Sự tin tưởng của cha mẹ là niềm tin mạnh mẽ nhất dành cho một đứa trẻ, khiến trẻ tự tin  và làm việc gì đó nghiêm túc hơn.

Khi một đứa trẻ được sinh ra, ít nhất sẽ chênh lệch 20 năm tuổi tác. Hơn 20 năm đó là một khoảng cách thế hệ rất lớn. Cha mẹ cần phải học cách cởi mở, cố gắng hiểu trẻ và nhìn vấn đề từ góc độ của chúng.

Chỉ khi chấp nhận, cha mẹ mới có thể hiểu, và chỉ khi hiểu, cha mẹ mới có thể hướng dẫn con cái tốt hơn. Một khi được cha mẹ chấp nhận, trẻ sẽ nhận ra giá trị của mình, tự tin và sẵn sàng giao tiếp với cha mẹ nhiều hơn. Đây là một chu kỳ giáo dục rất thực tế.

Nguồn: [Link nguồn]

10 quy tắc dạy con của người Nhật được cả thế giới chia sẻ

Cha mẹ Nhật có những quy tắc nuôi dạy con từ khi chúng mới lọt lòng để xây dựng nhân cách tốt từ sớm cho trẻ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo QQ) ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN