5 cách cha mẹ giúp con vượt qua khó khăn trong cuộc sống

Sự kiện: Dạy con

Chỉ số EQ đối với một đứa trẻ không kém phần quan trọng so với IQ, đặc biệt cha mẹ cần chú trọng đến việc hướng dẫn con mình vượt qua nghịch cảnh.

Mức sống ngày càng được nâng cao nên trẻ em được cha mẹ chăm sóc tốt hơn rất nhiều so với trước đây. Tuy nhiên, những đứa trẻ này lại thường gặp phải nghịch cảnh trong cuộc sống, khả năng chịu đựng khó khăn kém và dễ nản chí khi thất bại.

Trong cuộc sống, dù là ở thời đại nào đi chăng nữa, những người thành công đều sở hữu EQ cực kỳ cao, trong khi IQ chỉ đóng góp phần nhỏ. EQ cao ở đây có nghĩa là họ có khả năng chịu đựng được rất nhiều khó khăn và nghịch cảnh trong cuộc sống, dù có xảy ra chuyện gì đi chăng nữa, họ vẫn có thể đứng dậy và bắt tay làm lại từ đầu.

Việc trau dồi khả năng chống lại nghịch cảnh cho con cái quan trọng không kém việc cho chúng vào một trường học tốt. Tùy vào cách giáo dục của từng gia đình mà mỗi đứa trẻ sẽ có khả năng sống khác nhau, nhưng suy cho cùng con cái sau này vẫn cần phải đi trên con đường riêng của mình, cha mẹ không thể lúc nào cũng bên cạnh con mãi mãi. Vì vậy, cha mẹ cần dạy cho con mình cách để điều chỉnh cảm xúc và thể hiện thái độ nên làm gì để vượt qua mỗi lần thất bại.

Ảnh: Hanakomama

Ảnh: Hanakomama

1. Cha mẹ nên có sự đồng cảm mỗi khi con cái gặp khó khăn

Ở độ tuổi nào đi chăng nữa, đứa trẻ nào cũng sẽ gặp những khó khăn của riêng mình. Dưới góc nhìn của cha mẹ, họ nghĩ rằng những vấn đề mà con mình gặp không phải là vấn đề lớn. Đối với họ, những chuyện khó khăn của trẻ con đều có thể dễ dàng giải quyết được. Vậy nên mỗi khi cha mẹ phớt lờ những khó khăn của trẻ, họ chẳng khác nào đang phá hủy đi sự tự tin của con mình.

Vì vậy, khi trẻ gặp khó khăn, cha mẹ nên đứng ở góc nhìn của con cái, tỏ ra đồng cảm và thấu hiểu. Chỉ khi làm được như vậy, trẻ mới có thể vượt qua được sự thất vọng và tự tin đứng dậy.

2. Nói với trẻ: “Gặp phải thất bại không có nghĩa là thất bại”

Cha mẹ hãy giúp trẻ nhìn nhận vấn đề theo cách coi mọi sự thất bại đều là những thử thách và cần điều chỉnh tâm lý để vượt qua nó. Dù cuộc sống có thuận lợi hay không, vẫn cần phải can đảm tiến lên phía trước, không chấp nhận bản thân mình vô dụng. Mọi nghịch cảnh sẽ không bị đánh bại những người có ý chí mạnh mẽ.

Khi trẻ gặp khó khăn dù lớn hay nhỏ, điều cha mẹ có thể làm là hỗ trợ, động viên, điều chỉnh cảm xúc của trẻ. Đặc biệt, trẻ cần tránh ỷ lại vào cha mẹ và đổ lỗi cho người khác.

3. Giúp con tìm cách để giải tỏa stress

Áp lực có thể thúc đẩy một người nỗ lực phấn đấu, nhưng khi vượt quá mức chịu đựng sẽ dẫn tới tâm lý lo lắng, tự ti và cả trầm cảm. Trong học tập, cha mẹ cần đưa ra những lời khuyên giúp con mình thư giãn, giảm bớt căng thẳng bằng cách trò chuyện hoặc chơi một trò chơi nào đó…

4. Tin tưởng con cái và khuyến khích chúng thử những điều mới

Sự tự tin là vũ khí tốt nhất để đánh bại những khó khăn. Sự tin tưởng của cha mẹ dành cho con cái rất quan trọng. Cha mẹ có thể tăng sự tin tưởng cho con cái bằng cách giao cho chúng một số nhiệm vụ khó, hoặc để chúng tự mình thử những điều mới. Đồng thời, động viên con cái khi gặp thất bại, hãy nói với trẻ rằng: “Hãy tin vào chính mình, con sẽ thành công”.

5. Dạy trẻ cách giải quyết vấn đề bằng cách chia nhỏ mục tiêu

Trong nhiều trường hợp, lý do tại sao khó khăn dễ khiến trẻ cảm thấy nản lòng là do vấn đề quá lớn, chúng không có khả năng giải quyết. Lúc này, cha mẹ nên gợi ý con cái nên chia nhỏ những vấn đề ra, giải quyết từng cái nhỏ trước như vậy mới có động lực và không bỏ cuộc.

Ví dụ, trẻ muốn đứng nhất lớp, trước tiên là cố gắng đạt điểm cao trong các bài kiểm tra nhỏ, từ đó có thêm động lực tập để hoàn thành tốt các bài kiểm tra lớn.

Mỗi mục tiêu nhỏ đề ra đều phải nằm trong khả năng của trẻ, để chúng không cảm thấy quá khó khăn mà nản lòng ngay. Ngoài ra, cha mẹ nên tăng cường đọc sách tranh cho trẻ, giúp chúng hiểu được những khó khăn thông qua các câu chuyện thú vị.

Nguồn: [Link nguồn]

Trẻ nói “Con muốn mua cái này”, cách cha mẹ trả lời quyết định tính cách của con mình sau này

Khi trẻ đòi mua bất kỳ cái gì, cha mẹ cần xem xét nó có cần thiết không. Cách cha mẹ phản ứng với những yêu cầu của...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phan Hằng (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN