Cách nuôi dạy con sai lầm này khiến trẻ dễ nổi loạn

Sự kiện: Dạy con

Nuôi con sai cách có thể hủy hoại cả cuộc đời của một đứa trẻ, nghiêm trọng hơn là khi cha mẹ không nhận ra cách dạy con của mình có vấn đề.

Trên trang Zhihu (Trung Quốc) có một câu hỏi: “Những đứa trẻ đặc biệt nhạy cảm và ngoan ngoãn có khổ khi lớn lên không?”

Có một người trả lời rằng: “Tôi cảm thấy rất khổ. Vì rất nhạy cảm và ngoan ngoãn từ nhỏ tới lớn, tôi luôn có cảm giác tự ti và muốn thoát ra khỏi cái bóng quá lớn của cha mẹ”.

Một người nếu đánh mất chính mình, họ giống như một con rối, sợi dây luôn nằm trong tay cha mẹ. Cha mẹ cho đi đông thì không thể đi tây.

Cha mẹ đòi hỏi con cái phải nghe theo lời mình sẽ khiến trẻ hình thành “cái tôi giả dối”, hay che giấu hành vi sai trái, sống ngoan hiền trước mặt cha mẹ nhưng sau lưng lại biến thành một người hoàn toàn khác.

Người đánh mất chính mình thì mãi mãi chỉ sống vì người khác và không biết cách yêu thương bản thân.

Trẻ không có quyền lựa chọn, không kiểm soát được cuộc sống

Cách nuôi dạy con sai lầm này khiến trẻ dễ nổi loạn - 1

Cách đây không lâu, tại Trung Quốc lan truyền câu chuyện về một cậu bé tên Chu Triều Dương. Theo đó, mẹ của cậu bé này là người rất thích kiểm soát.

Cô lên kế hoạch mọi việc cho con mình, nên ăn món nào, uống sữa gì… đều phải tuyệt đối nghe theo lời mẹ.

Một đêm, như thường lệ, cô bước vào phòng con với ly sữa, đặt lên bàn rồi ngồi ở cuối giường giám sát: “Uống đi rồi ngủ sớm đi con”.

Chu Triều Dương đang suy nghĩ về điều gì đó, vì vậy cậu bé nói sữa hơi nóng nên sẽ uống sau.

Người mẹ nhấp một ngụm rồi liền cậu chằm chằm: “Không nóng, uống vậy mới ngon, để lạnh không tốt cho dạ dày đâu con”.

Nhìn thấy ánh mắt của người mẹ, cậu nói: “Mẹ để cốc đó lát con uống”.

Thấy con trai nói như vậy, người mẹ bỗng trở nên mất bình tĩnh, giật cái ly rồi nói lớn: “Giờ lớn rồi không cần mẹ chăm sóc nữa chứ gì”.

Đối mặt với sự bộc phát cảm xúc đột ngột của mẹ mình, Chu Triều Dương vô cùng sợ hãi, nhanh chóng nói: “Mẹ ơi, con không có ý đó”.

Sau đó, cậu không dám nói thêm lời nào nữa, bất lực cầm lấy cốc sữa uống cạn rồi rụt rè đưa cốc cho mẹ.

Dưới sự kiểm soát chặt chẽ của mẹ, Chu Triều Dương không có quyền lựa chọn, cậu tuân theo mọi thứ, bề ngoài thì ngoan ngoãn nghe lời nhưng trong thâm tâm, cậu không dám lên tiếng chống lại mẹ.

Mẹ của Chu Triều Dương là một trong số những kiểu cha mẹ thích thao túng tâm lý con cái. Kiểu cha mẹ này rất muốn kiểm soát mọi thứ về con cái, coi con cái như tài sản riêng của mình, không quan tâm tới cảm xúc của con.

Sự kiểm soát quá mức của cha mẹ giống như một tấm lưới không thể xuyên thủng, khiến trẻ không thở được. Và khi đứa trẻ phản kháng một chút, họ sẽ tìm mọi lý do để chúng phải ngoan ngoãn nghe lời mình.

Một đứa trẻ mất khả năng kiểm soát giống như con thuyền buồm không tìm được ngọn hải đăng dẫn đường, lạc lối giữa đại dương cuộc đời.

Nuôi dạy con cái như thế nào để chúng cảm thấy hạnh phúc?

Nhà trị liệu tâm lý người Đức Bert Hellinger cho biết: “Những gia đình hạnh phúc đều có một điểm chung là không ai có tâm lý muốn kiểm soát trong nhà”.

Nuôi dạy một đứa trẻ hạnh phúc là cha mẹ từ bỏ việc kiểm soát, ép buộc con cái ngoan ngoãn, trả lại sự tự chủ trong cuộc sống của con mình.

Cách nuôi dạy con sai lầm này khiến trẻ dễ nổi loạn - 2

1. Từ bỏ quyền kiểm soát con cái

Có một hiệu ứng vượt quá giới hạn trong tâm lý học, có nghĩa là nếu một người đối mặt với quá nhiều kích thích, quá mạnh hoặc quá lâu, họ sẽ trở nên cực kỳ thiếu kiên nhẫn và dễ nổi loạn.

Kỷ luật vừa phải chắc chắn là cần thiết nhưng đồng thời cha mẹ cần tránh kiểm soát con cái quá mức.

Để đạt được hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục con cái, cha mẹ nên giảm bớt nhu cầu kiểm soát và bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống, chẳng hạn như thấy con làm bẩn quần áo thì mặc kệ, con ham chơi không làm bài tập thì tự gánh lấy hậu quả, con không ăn hết cơm thì đừng ép…

Từ bỏ việc kiểm soát con cái mới là yêu thương con đúng cách.

Cách nuôi dạy con sai lầm này khiến trẻ dễ nổi loạn - 3

2. Trả lại quyền lựa chọn cho trẻ

Điều đáng quý nhất cha mẹ dành cho con mình là cung cấp cho chúng một môi trường phát triển lành mạnh, chứ không phải là người mà họ muốn con trở thành.

Mỗi đứa trẻ trong suốt cuộc đời của mình đều muốn thoát khỏi sự kỳ vọng của cha mẹ và sống đúng con người thật của mình.

- Khi con cái nói muốn học vẽ thay vì piano, cha mẹ hãy tôn trọng sự lựa chọn của con.

- Khi con cái nói nó muốn nộp đơn vào trường nghề thay vì đại học, cha mẹ hãy tôn trọng sự lựa chọn của con.

- Khi con cái nói muốn sống xa nhà, cha mẹ hãy tôn trọng sự lựa chọn của con.

Cha mẹ hãy thử trả lại quyền tự do lựa chọn cho con mình, để chúng tự quyết định cuộc sống của bản thân, họ sẽ thấy trẻ có thêm rất nhiều động lực để cố gắng hơn.

Cách nuôi dạy con sai lầm này khiến trẻ dễ nổi loạn - 4

3. Tách rời cuộc sống của con cái

Nhà tâm lý học người Anh Sylvia từng nói: "Tình yêu đích thực của cha mẹ là để đứa trẻ tách khỏi cuộc sống của họvới tư cách là một cá thể độc lập càng sớm càng tốt. Sự tách biệt này càng sớm, con cái càng thành công".

Tình yêu thương của cha mẹ là sự nuôi dưỡng tốt nhất cho tâm hồn con trẻ. Tuy nhiên, nếu cha mẹ luôn yêu thương không nỡ rời xa con thì điều đó chỉ trở thành sợi dây ràng buộc trong cuộc đời của trẻ mà thôi.

Tình yêu tốt nhất dành cho một đứa trẻ là dẫn dắt nó từng bước đến con đường sống tự lập, để trẻ từng bước làm những việc trong khả năng của mình.

Nguồn: [Link nguồn]

Nghiên cứu của ĐH Stanford: Cha mẹ đừng quá lo lắng về thời điểm mua điện thoại cho trẻ

Nghiên cứu này cho biết, cha mẹ đừng quá căng thẳng về việc khi nào nên mua cho con cái một chiếc điện thoại, bởi điều đó không quan trọng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN