4 bài học mọi cha mẹ cần dạy con về Facebook

Sự kiện: Dạy con

Bố mẹ nên hiểu rằng, việc giải thích cặn kẽ cho con về MXH cũng quan trọng không kém gì việc dạy con bảo vệ mình khỏi những hành vi xâm hại, giáo dục giới tính hay thậm chí là những kỹ năng sống sót tối thiểu.

Trên một trang blog công nghệ, một bà mẹ đã chia sẻ kinh nghiệm “xương máu” của mình khi giải thích nửa chừng cho con về Instagram: “Con trai tôi 10 tuổi, nó tò mò khi thấy tôi chúi mũi vào Instagram nên nó hỏi và tôi đã giải thích cho con về cách dùng, chụp, chỉnh sửa và chia sẻ ảnh với những bạn bè trên mạng".

Cha mẹ nên dạy con về mạng xã hội

Cha mẹ nên dạy con về mạng xã hội

Sau đó tôi ngơi ra để đi giặt đồ, chỉ 15 phút và khi tôi lại tôi đã phát hoảng vì những gì thằng bé vừa làm. Con háo hức khoe với tôi một bức ảnh chụp… khe mông của bé, đã được chỉnh sửa bằng nhiều hiệu ứng “bắt mắt” và tải lên tải khoản của mẹ… Tôi đã không thốt được lên lời”.

Bài học đặt ra ở đây là cha mẹ nên làm gì khi con nhỏ tò mò về mạng xã hội và phải làm sao giữ cho con “an toàn” trong thế giới này. 

1. Dạy con không chia sẻ quá nhiều trên mạng xã hội

Không nghi ngờ gì nữa, MXH là để chia sẻ nhưng cái gì “quá” cũng đều không tốt, kể cả là trên MXH.

Nên nhớ rằng trẻ em có khả năng học hỏi vô cùng nhanh chóng tất cả những gì diễn ra xung quanh chúng, kể cả những thứ có vẻ “phức tạp” như mạng xã hội.

Bố mẹ nên hiểu rằng, việc giải thích cặn kẽ cho con về MXH cũng quan trọng không kém gì việc dạy con bảo vệ mình khỏi những hành vi xâm hại, giáo dục giới tính hay thậm chí là những kỹ năng sống sót tối thiểu. Đừng lơ là, vì MXH ảo nhưng những hậu quả của nó lại luôn là thật và đã có quá nhiều bài học nhãn tiền.

Là bố mẹ, bạn nên dạy cho con đâu là những nội dung phù hợp mà con có thể chia sẻ với mọi người, đâu là những thứ mà con không nên tải lên MXH. Đừng quên giải thích cặn kẽ cho con lý do vì sao con nên hay không nên làm gì đó, nếu không, bạn sẽ vô tình đẩy con cái vào chỗ “càng cấm, càng muốn thử”.

Ngoài ra, hãy dạy con cẩn thận với ngôn từ của mình. Giải thích cho con hiểu MXH không phải là chỗ con có thể “nói văng mạng” về bất cứ thứ gì, đặc biệt không bao giờ nên dùng MXH để nói lời xúc phạm đến người khác, nhất là bạn bè và thầy cô.

Hãy theo dõi và cẩn trọng nếu thấy con cái ở trên MXH và ở ngoài đời có những lời nói, hành vi quá khác nhau. Đừng để con có biểu hiện “đa nhân cách” ngay từ lúc nhỏ.

2. Đừng để MXH thay thế vai trò của cha mẹ quá sớm

Con cái có quyền tự do trên MXH, đồng nghĩa với việc chúng có thể tâm sự với bạn bè những vấn đề riêng của chúng, hỏi những người khác về những gì chúng chưa biết trên trang cá nhân… nhưng cha mẹ nên làm sao để con cái thích chia sẻ với cha mẹ hơn là với MXH.

Hãy vừa làm cha mẹ, vừa làm bạn với con cái

Hãy vừa làm cha mẹ, vừa làm bạn với con cái

Nên nhớ, tham khảo ý kiến từ bạn bè trên mạng chẳng khác nào “đẽo cày giữa đường”, trẻ có thế sẽ bị hoang mang giữa hàng chục ý kiến tư vấn khác nhau mà không biết đâu mới là câu trả lời tốt nhất, chưa kể có khi còn có những trò đùa ác ý nhắm vào trẻ.

Hãy gần gũi con, khéo léo “kiểm soát” để trẻ không quá đắm mình vào MXH, nói chuyện với con thật cởi mở, bình tĩnh và nhẹ nhàng để chiếm được lòng tin của con. Không có gì tốt đẹp hơn nếu chúng ta vừa là cha mẹ, vừa là bạn tâm giao của con cái.

3. Giúp con thiết lập “quyền riêng tư” trên MXH

Đảm bảo rằng tài khoản Facebook của con được cài đặt ở chế độ chỉ cho “Bạn bè” xem các nội dung con chia sẻ. Hãy giải thích rõ với con việc con không nên để người lạ thấy tất cả thông tin và các bài đăng của con cũng giống như vì sao con không nên nói chuyện với người lạ mặt ngoài đời.

Nên hướng dẫn con để đảm bảo con ít giao thiệp với người lạ trên MXH

Nên hướng dẫn con để đảm bảo con ít giao thiệp với người lạ trên MXH

Hãy để cho con hiểu rằng, MXH là một môi trường có nhiều “nguy cơ rình rập” không kém gì ngoài đời thật.

Cài đặt chế độ không cho phép “gắn thẻ” tự động tên con lên các bài đăng và ảnh từ các tài khoản Facebook cá nhân khác. Tốt nhất, nên hướng dẫn con chọn “duyệt trước khi đồng ý gắn thẻ” để con có thể kiểm soát các nội dung trên tường nhà mình.

Cuối cùng, bạn có thể giúp con cái đặt chế độ chặn “người theo đuôi” để hạn chế những người mà bạn không muốn họ thấy các bài đăng của con bạn. Trong trường hợp con có thắc mắc, hãy giải thích với con, cũng như nói cho hiểu, con sẽ được tự quyền quyết định lĩnh vực này khi con đủ lớn.

4. Dạy con về bảo mật tài khoản

Bọn trẻ thường có xu hướng chia sẻ mật khẩu của mình cho bạn thân nhất của mình và coi đó như là một “minh chứng” cho tình bạn keo sơn gắn bó. Hãy giải thích cho con về lý do tại sao con không làm vậy, dạy con có trách nhiệm về tài khoản của mình và những nguy cơ có thể xảy ra nếu con bị đánh cắp tài khoản.

Dạy con có trách nhiệm với các tài khoản của mình

Dạy con có trách nhiệm với các tài khoản của mình

Bạn cũng nên dạy con cách bảo vệ tài khoản như không ghi nhớ đăng nhập ở những nơi công cộng, trên thiết bị của người khác và luôn luôn thoát ra khỏi tình trạng đăng nhập trước khi tắt hoặc trả thiết bị.

Đồng thời, bạn cũng nên dạy con những cách để tạo một mật khẩu mạnh (có cả ký tự chữ cái và chữ số), dễ nhớ cũng như những phương pháp lấy lại tài khoản trong trường hợp con bị quên hoặc mất mật khẩu. Không bao giờ là quá sớm khi bạn dạy con biết tự quản lý các “tài sản” của mình, cho dù đó là tài sản ảo.

Nguồn: [Link nguồn]

Cha mẹ hãy dạy con những điều này trước khi bé lên 5

Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng việc dạy cho trẻ những đức tính tốt khi mới học mẫu giáo là quá sớm. Nhưng đó là một...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê Hương ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN