3 dấu hiệu chứng tỏ trẻ sắp bước vào tuổi dậy thì, cha mẹ nên làm gì?

Sự kiện: Dạy con

Trẻ em ngày nay có ý thức độc lập mạnh hơn, sự nổi loạn của chúng ở tuổi vị thành niên sẽ dữ dội hơn, cha mẹ cần chú ý.

Khi trẻ bước vào tuổi vị thành niên hay tuổi dậy thì, chúng có những sự thay đổi khiến cha mẹ phải bất lực. Nhiều cha mẹ còn nghĩ rằng “giá mà chúng ta có thể ngăn chặn được sự nổi loạn này thì tốt biết bao”.

Khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, chúng sẽ có 2 thay đổi rất quan trọng:

1. Có khả năng sinh sản.

2. Nhận thức về bản thân.

Bởi vì những thay đổi quá lớn nên cha mẹ cần phải chuẩn bị trước để theo kịp tốc độ dậy thì của con cái. Là cha mẹ, chúng ta cần kịp thời quan tâm đến con cái xem chúng đã bước vào tuổi dậy thì hay chưa. Khi sắp bước vào tuổi dậy thì, hầu hết chúng sẽ có 3 dấu hiệu bất thường dưới đây:

1. Kết bạn nhiều hơn nhưng giảm tiếp xúc với người khác giới

Con gái cô Trần (Trung Quốc) học lớp 5, rất ngoan ngoãn. Một hôm có đứa em con của mẹ đang học lớp 3 đến nhà chơi, 2 đứa trẻ lúc nhỏ chơi với nhau rất thân nhưng bây giờ cô bé lại không muốn chơi đùa với đứa em này nữa.

Cô Trần cảm thấy con gái mình thô lỗ nên gọi lại nói chuyện, không ngờ cô bé lại nói: “Con không thích chơi với bọn con trai nữa”.

3 dấu hiệu chứng tỏ trẻ sắp bước vào tuổi dậy thì, cha mẹ nên làm gì? - 1

Khi nghe thấy con mình nói như vậy, cô Trần chợt nhận ra con mình sắp bước vào tuổi dậy thì, có sự nhận thức rõ sự khác biệt giữa nam và nữ.

Cô Trần cũng để ý con gái mình hơn thì phát hiện ra cô bé không còn gần gũi với bố mẹ như trước nữa. Ngày xưa, cô bé rất thích được bố ôm vào lòng để làm nũng nhưng giờ lại không thích bố đụng chạm vào mình. Hơn nữa, cô bé rất thích nói chuyện và chơi đùa với các bạn nữ trong lớp hơn.

Từ góc độ phát triển tâm lý cho thấy, khi trẻ sắp bước vào tuổi dậy thì, sự chú ý của chúng đối với người khác giới cũng tăng lên. Nhưng điều này không có nghĩa là trẻ sẽ kết thân với bạn khác giới mà ngược lại chúng có nhu hướng e ngại, xấu hổ nên sẽ tránh xa với bạn khác giới.

Khi trẻ ở độ tuổi vị thành niên, chúng rất coi trọng tình bạn, đặc biệt là các bé gái.

2. Nhạy cảm và căng thẳng hơn trước

Người ta thường nói trẻ con ham vui, vô tâm, hay gây rắc rối… Nhưng sau khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, có một sự thay đổi rõ ràng nhất là chúng hình thành khả năng nhận thức mạnh mẽ. Điều này khiến trẻ muốn có tư duy độc lập, biết suy nghĩ hơn trước.

Tuy nhiên, khi suy nghĩ quá nhiều thường sẽ dẫn tới căng thẳng.

Từ góc độ tâm lý học, trên thực tế, so với người lớn, thanh thiếu niên dễ bị ảnh hưởng bởi áp lực của cuộc sống hằng ngày. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng ra quyết định của trẻ, khiến chúng gây ra nhiều rắc rối hơn so với người lớn.

Vì vậy, trẻ vị thành niên dễ bị trầm cảm, tự ti, cha mẹ càng phải quan tâm, kịp thời hướng dẫn con mình.

3 dấu hiệu chứng tỏ trẻ sắp bước vào tuổi dậy thì, cha mẹ nên làm gì? - 2

3. Thích cảm giác phiêu lưu mạo hiểm

Khoảng 80% trẻ em trong độ tuổi từ 11 đến 15 thực hiện ít nhất một hành vi mang nguy cơ xấu mỗi tháng.

Có rất nhiều loại hành vi nguy cơ này, chẳng hạn như đánh nhau với bạn cùng lớp, không tuân theo kỷ luật của cha mẹ, không vâng lời giáo viên ở trường… Trong mắt cha mẹ, đây đều là những hành vi nổi loạn.

Cha mẹ cần hiểu tuổi dậy thì ở con mình

Ở tuổi vị thành niên, bộ não của trẻ hoạt động rất nhanh. Nếu cha mẹ không hiểu rõ về tuổi dậy thì của con mình, họ sẽ cảm thấy đây là vấn đề của đứa trẻ.

Trẻ vị thành niên hay cáu gắt, khó hòa đồng, luôn mâu thuẫn với cha mẹ, luôn thích gây sự, thích độc lập… Những điều này liên quan nhiều đến tâm lý của trẻ vị thành niên nhưng đằng sau những thay đổi tâm lý đó là những thay đổi trong não bộ.

3 dấu hiệu chứng tỏ trẻ sắp bước vào tuổi dậy thì, cha mẹ nên làm gì? - 3

Nếu cha mẹ hiểu về tuổi dậy thì của con mình, họ sẽ biết rằng bộ não của trẻ ở tuổi vị thành niên hoạt động mạnh mẽ hơn trước rất nhiều.

Thùy trán của não chịu trách nhiệm lập kế hoạch và cân nhắc của con người, có thể kiềm chế sự bốc đồng của một người và đưa ra quyết định sáng suốt. Tuy nhiên, thùy trán thực sự là cơ quan cuối cùng trong não trưởng thành.

Thùy trán của não ở tuổi thiếu niên hầu như đã đến giai đoạn ngừng hoạt động, vì vậy não bộ của trẻ vị thành niên có thể rơi vào trạng thái vùng vẫy, trốn chạy, hưng phấn bất cứ lúc nào, không có khả năng lập kế hoạch và tự kiểm soát.

Vì vậy, lúc này cha mẹ cần “đóng vai trò” là thùy trán của não bộ trẻ, đồng thời dùng kinh nghiệm của bản thân để giúp trẻ đưa ra những quyết định đúng đắn.

Ngoài ra, trẻ vị thành niên cũng khó kiểm soát cảm xúc của mình, bởi vì vùng não kiểm soát cảm xúc của trẻ hoạt động rất mạnh. Vì vậy, cha mẹ có thể quan sát thấy trẻ vị thành niên thích âm nhạc mạnh, phim có tính kích thích, biểu hiện của trẻ cũng khác xưa khi chú trọng tới quần áo, biểu cảm, giọng nói hơn.

Cha mẹ nên làm gì khi con mình bước vào tuổi dậy thì?

Trẻ ở tuổi vị thành niên thường rất nhạy cảm nên cha mẹ cần trở nên thông thái để giúp con mình vượt qua giai đoạn này một cách suôn sẻ.

3 dấu hiệu chứng tỏ trẻ sắp bước vào tuổi dậy thì, cha mẹ nên làm gì? - 4

Nếu trẻ có những biểu hiện bất thường này, cha mẹ có thể làm những điều sau để trở thành chỗ dựa vững chắc nhất cho con mình.

- Đừng dùng suy nghĩ, lời nói và việc làm của người lớn để đòi hỏi một đứa trẻ vị thành niên, bởi vì chúng khác người lớn về não bộ, cấu tạo sinh lý, phản ứng thần kinh. Trẻ có xu hướng muốn được người lớn tôn trọng mình nhiều hơn.

- Do thùy trán của não trẻ vị thành niên gần như ở trạng thái ngừng hoạt động, cha mẹ không nên kỳ vọng con làm mọi việc thật kiên định, có lý trí, đồng cảm…

- Cảm xúc của trẻ vị thành niên rất thất thường, cha mẹ cần bớt quan tâm thái quá, đưa con đi trải nghiệm cuộc sống nhiều hơn để con tự ngộ ra những bài học cho mình.

- Mặc dù con cái không còn gần gũi với cha mẹ như khi còn nhỏ, thậm chí còn cãi lại, thích gần gũi với bạn bè cùng trang lứa hơn, nhưng cha mẹ cũng phải tin tưởng vào ảnh hưởng của mình đối với con cái chúng. Trẻ sẽ ngấm ngầm bắt chước hành vi của cha mẹ mà cha mẹ chúng không hề hay biết.

Tóm lại, tuổi vị thành niên thực ra không phải là một giai đoạn đặc biệt đáng sợ, nhưng điều kiện tiên quyết là cha mẹ phải hiểu được đặc điểm tâm lý và não bộ của trẻ, quan sát và chú ý đến con cái để có hướng dẫn phù hợp.

Nguồn: [Link nguồn]

Học sinh tiểu học viết “con ghét mẹ”, cô giáo không phê bình mà làm điều này

Học sinh tiểu học còn ngây thơ, chúng viết ra những gì mình nghĩ trong đầu. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần chú ý để cải thiện kỹ năng viết cho con mình, nó rất quan trọng trong cuộc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo NHẬT DƯƠNG (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN