Thiếu Lâm, Võ Đang trở thành huyền thoại của phim kiếm hiệp Kim Dung như thế nào?

Trong tiểu thuyết Kim Dung, Cái Bang là bang hội đứng đầu, Thiếu Lâm là đệ nhất phái còn Minh giáo là đệ nhất giáo.

Đối với những người hâm mộ tiểu thuyết võ hiệp Trung Quốc, Kim Dung là cái tên quen thuộc, bức tường thành không ai có thể vượt qua. Trong sự nghiệp của mình, Kim Dung đã sáng tác 14 bộ tiểu thuyết và 1 truyện ngắn. Những bộ tiểu thuyết của ông thường được các nhà sản xuất phim chuyển thể thành phim truyền hình, điện ảnh nhận được sự yêu mến của đông đảo khán giả.

Với chủ đề võ thuật, các môn phái như Thiếu Lâm, Cái Bang... được tiểu thuyết gia Kim Dung xây dựng thành những huyền thoại với những đặc trưng võ thuật riêng.

Phái Thiếu Lâm

Trong tiểu thuyết Kim Dung, Thiếu Lâm là đệ nhất phái và là môn phái được nhắc nhiều nhất. Theo truyền thuyết của Phật giáo, Đạt Ma sư tổ đã vượt sông Trường Giang đi đến chùa Thiếu Lâm. Tại đây, ông đã thiền định trong chín năm liền. Thiếu Lâm nổi tiếng với chiêu Dịch Cân kinh, La Hán thập bát thủ, Cửu Âm Chân Kinh,...

Tảo Địa Tăng trong Thiên long bát bộ

Tảo Địa Tăng trong Thiên long bát bộ

Hư Trúc, Giác Viễn đại sư, Phương Chấn đại sư, Tảo Địa Tăng đều là những nhân vật nổi trội xuất thân từ phái Thiếu Lâm. Đặc biệt, Tảo Địa Tăng là vị sư duy nhất trong truyện Kim Dung đã tập luyện được 72 tuyệt kỹ của Thiếu Lâm Tự.

Trong cuộc quyết đấu giữa cha con Tiêu Phong với nhà Mộ Dung Phục trong Thiên long bát bộ, ông đã ra mặt để hóa giải hận thù giữa hai nhà.

Ngoài đời thực, Thiếu Lâm là một danh môn đại phái có tầm ảnh hưởng không hề kém cạnh so với tiểu thuyết Kim Dung. Tuy nhiên hình tượng của vị Bồ Đề Đạt Ma không được phóng đại, và cũng không hẳn là "ông tổ của võ học Trung Quốc" như Kim Dung mô tả.

Hư Trúc cũng là một đệ tử nổi bật của phái Thiếu Lâm

Hư Trúc cũng là một đệ tử nổi bật của phái Thiếu Lâm

Đạt Ma mang từ Ấn Độ môn võ Kalaripayattu, có tính chất nâng cao sức khỏe và khả năng tự vệ cho tăng chúng. Về sau, "Công phu Thiếu lâm" tiếp tục được tăng chúng phát triển và đã khác xa Kalaripayattu mà Bồ Đề Đạt Ma mang tới ban đầu.

Phái Võ Đang

Phái Võ Đang do Trương Tam Phong sáng lập vào nhà Minh. Trương Tam Phong (Trương Bảo Quân) là một nhân vật có thật trong lịch sử Trung Quốc. Trong tiểu thuyết Kim Dung, Trương Tam Phong xuất hiện trong Thần điêu đại hiệp khi mới 14 tuổi. Ông đi theo giúp việc cho Giác Viễn đại sư trong chùa Thiếu Lâm và học được một phần Cửu Dương Thần Công. Nhờ bản tính thông minh hơn người, Trương Tam Phong đã sáng tạo võ thuật mới và xây dựng nên phái Võ Đang. Đây là một môn phái chú trọng về luyện khí và kiếm pháp, lấy nhu khắc cương. Các chiêu thức nổi tiếng của Võ Đang phải kể đến Võ Đang quyền, Thái cực quyền, Thái cực kiếm...

Trương Tam Phong trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký

Trương Tam Phong trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký

Trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký, Trương Tam Phong đã trăm tuổi nhưng vẫn hào sảng, quắc thước, võ công đứng đầu thiên hạ khiến ai ai cũng phải kính nể: “Võ công của Trương Tam Phong nghìn năm trước không ai sánh bằng, nghìn năm sau cũng chẳng ai vượt qua nổi".

Tuy nhiên, theo "Vương Trưng Nam mộ chí minh" của Hoàng Tông Hy, phái Võ Đang do Trương Tam Phong sáng lập trên núi Thái Hòa (núi Võ Đang) thuộc tỉnh Hồ Bắc, bắt nguồn từ thời Tống hưng thịnh vào thời Minh, thờ Chân Vũ Đại Đế. Ngày nay, phái Võ Đang vẫn là môn phái Đạo giáo có tầm ảnh hưởng nhất định ở Trung Quốc.

Minh Giáo

Theo Kim Dung, Minh giáo được xem là "Đệ nhất giáo", có xuất xứ từ Ba Tư truyền sang Trung Quốc vào thời Đường: "Trong sách kể lại minh bạch, Minh giáo nguyên từ nước Ba Tư, tên thật là Ma Ni giáo, truyền vào Trung thổ từ Diên Tải nguyên niên, đời Đường Võ Hậu. Thời đó người Ba Tư tên là Phí Đa Diên mang bộ Tam Tông Kinh của Minh giáo đến triều, là lần đầu tiên người Trung Quốc biết đến bộ kinh này. Tới năm Hội Xương thứ ba, triều đình ra lệnh cấm, thế lực Minh giáo đại suy. Từ đó về sau, Minh giáo trở thành một tôn giáo bí mật. Để có thể sinh tồn, người trong Minh giáo phải hành sự bí mật, để rồi chữ Ma trong Ma Ni bị đổi thành Ma, đồng nghĩa với tà ma, người ngoài gọi là ma giáo".

Tuy nhiên, trong bộ Ỷ Thiên Đồ Long Ký, Trương Vô Kỵ đã vô tình học được tuyệt chiêu Càn khôn đại nã di và trở thành Giáo chủ của Minh giáo. Với tinh thần nghĩa hiệp giúp yếu, luôn đối đầu với Mông Cổ, Minh Giáo đã không còn bị xem là tà đạo.

Minh giáo có các đệ tử giỏi võ công như Tạ Tốn, Dương Tiêu, Phạm Dao, Ân Tố Tố (mẹ ruột của Trương Vô Kỵ)...

Trương Vô Kỵ là Giáo chủ Minh giáo trong phim 

Trương Vô Kỵ là Giáo chủ Minh giáo trong phim 

Xét về mặt lịch sử, Kim Dung đã sử dụng nguyên lịch sử của Minh giáo vào tiểu thuyết. Minh giáo đến từ một tôn giáo cổ của Iran, Mani giáo (Manichaeism), do Mani (216-277, người Ba Tư) sáng lập vào khoảng thế kỷ 3 sau Công nguyên, cực thịnh một thời.  Mani giáo mang tư tưởng về hậu kiếp và cứu độ chúng sinh, chính điều này đã khiến Mani giáo dễ dàng dung hợp với tín ngưỡng dân gian Trung Quốc vốn đã chịu ảnh hưởng của Phật giáo, Đạo giáo...

Về sau, do bị chèn ép nên Minh giáo lụi tàn dần. Đến nay, ở vài vùng của Trung Quốc vẫn có một số phong tục của Minh giáo tồn tại như khi ăn phải nuốt ba đũa cơm trắng trước rồi mới dùng đến thức ăn, hay buổi sáng lạy mặt trời, buổi tổi lạy mặt trăng...

Phái Nga Mi

Phái Nga Mi trong tiểu thuyết Kim Dung là do Quách Tương - con gái của Quách Tĩnh và Hoàng Dung sáng lập. Theo đó, một lần tình cờ, ái nữ của Quách Tĩnh gặp được Giác Viễn đại sư và học được một phần nội công của Cửu Dương thần công. Sau đó, Quách Tương mang theo Ỷ Thiên kiếm đến núi Nga Mi lập phái. Bởi thế nên võ công của phái Nga Mi chủ yếu sử dụng kiếm pháp, chú tâm vào tốc độ, độ chính xác, lấy nhu khắc cương.

Phái Nga Mi do Quách Tương sáng lập

Phái Nga Mi do Quách Tương sáng lập

Nga Mi cũng là môn phái duy nhất chỉ có nữ giới mới được gia nhập. Các đệ tử nổi bật của phái Nga Mi là Phong Lăng sư thái, Diệt Tuyệt sư thái, Chu Chỉ Nhược, Kỷ Hiểu Phù... Trong đó, Chu Chỉ Nhược đã luyện được môn Cửu Âm bạch cốt trảo.

Chu Chỉ Nhược là đệ tử của phái Nga Mi đã luyện thành công Cửu Âm bạch cốt trảo

Chu Chỉ Nhược là đệ tử của phái Nga Mi đã luyện thành công Cửu Âm bạch cốt trảo

Theo lịch sử, có nguồn tin cho rằng phái Nga Mi có nguồn gốc từ chùa Thiếu Lâm Tung Sơn, Hà Nam. Thế nhưng hiện nay, thông tin này vẫn đang trong quá trình xác minh vì có rất nhiều nguồn gốc về phái Nga Mi.

Phái Cái Bang

Kim Dung mô tả Cái Bang là một hội lớn của những người ăn mày yêu nước, chuyên làm việc nghĩa hiệp được lập vào khoảng thời Đường. Trong tiểu thuyết Kim Dung, Cái Bang là bang hội đứng đầu, Thiếu Lâm là đệ nhất phái còn Minh giáo là đệ nhất giáo.

Hồng Thất Công và Hoàng Dung từng là bang chủ Cái Bang.

Hồng Thất Công và Hoàng Dung từng là bang chủ Cái Bang.

Lịch sử của phái Cái Bang có từ rất lâu đời, bang chủ đầu tiên là Hồng Tứ Hải. Vũ khí lợi hại của Cái Bang chính là Đả cầu bổng pháp. Các chiêu trong phái Cái Bang không mỹ miều, phần lớn đều dùng gậy và quyền pháp đơn giản nhưng hiệu quả.

Đả cầu bổng là vũ khí lợi hại của phái Cái Bang

Đả cầu bổng là vũ khí lợi hại của phái Cái Bang

Nhiều nhân vật anh hùng trong truyện Kim Dung từng ở trong bang này như Hồng Thất Công, Kiều Phong, Hoàng Dung... Bang chủ nổi trội của Cái Bang là Kiều Phong, Du Thản Chi, Hồng Thất Công, Hoàng Dung, Gia Luật Tề, Kim Thế Di, Tô Khất Nhi.

Toàn Chân Giáo

Theo tiểu thuyết, Toàn Chân Giáo do Vương Trùng Dương sáng lập vào cuối đời nhà Tống. Sau khi nhà Nguyên xâm lấn Trung Quốc thì môn phái này không còn xuất hiện trong truyện Kim Dung nữa. Những chiêu thức nổi tiếng của Toàn Chân Giáo bao gồm Tiên thiên Công, Không Minh Quyền, Song thủ hỗ bác,... Các đệ tử nổi trội của Toàn Chân Giáo là Mã Ngọc, Khâu Xứ Cơ, Châu Bá Thông, Dương Khang.

Nghiêm Khoan trong vai Vương Trùng Dương.

Nghiêm Khoan trong vai Vương Trùng Dương.

Trong lịch sử Trung Quốc, Toàn Chân Giáo có thật ngoài đời. Theo tư liệu lịch sử, vào đời nhà Kim, Vương Trùng Dương gặp tiên Lã Động Tân tại trấn Cam Hà, được truyền cho khẩu quyết luyện đan là Toàn Chân. Vương Trùng Dương bỏ Nho giáo, tu luyện tại núi Chung Nam, đổi tên là Vương Triết, tự là Tri Minh, hiệu là Trùng Dương Tử. Từ khẩu quyết luyện đan, Vương Trùng Dương chọn tên của giáo phái là Toàn Chân đạo.

Tôn chỉ của Toàn Chân Giáo là phục vụ xã hội, cứu giúp chúng sinh, tôn trọng sự thật nên rất được người đời kính trọng.

Phái Cổ Mộ

Người sáng lập ra phái Cổ Mộ chính là Lâm Triều Anh - người yêu của Vương Trùng Dương (giáo chủ phái Toàn Chân Giáo). Vì không thể thành đôi với người yêu, bà oán hận và lập ra phái Cổ Mộ ngay sau núi Chung Nam, bản địa của phái Toàn Chân. Cũng vì mối hận cũ, Lâm Triều Anh đã sáng tạo ra Ngọc Nữ Tâm Kinh vừa để khắc chế vừa lại hỗ trợ võ công của Toàn Chân Giáo.

Lâm Triều Anh do Đổng Tuyền đảm nhận

Lâm Triều Anh do Đổng Tuyền đảm nhận

Phái Cổ Mộ chỉ nhận đệ tử là nữ nhi nhưng đến Tiểu Long Nữ lại phá lệ nhận Dương Quá làm học trò. Cả hai sư trò đã phát huy võ học của Lâm Triều Anh và luyện thành Ngọc Nữ kiếm pháp với tuyệt chiêu Song kiếm hợp bích.

Dương Quá và Tiểu Long Nữ là hai đệ tự của phái Cổ Mộ

Dương Quá và Tiểu Long Nữ là hai đệ tự của phái Cổ Mộ

Ngoài Tiểu Long Nữ, Lý Mạc Sầu cũng là đệ tử có võ công cao cường của phái Cổ Mộ.

Tiểu Long Nữ luyện tập võ công của phái Cổ Mộ 

Nguồn: [Link nguồn]

Đây là bộ phim võ hiệp duy nhất của Kim Dung chưa bao giờ được làm lại

Lý do khiến tác phẩm đình đám chỉ có một phiên bản duy nhất khiến nhiều người bất ngờ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đoàn Hòa (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
Anh hùng trong phim kiếm hiệp Kim Dung Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN