Rủi ro khi Jennie (BlackPink) vào nghề từ năm 14 tuổi

Idol trở thành thực tập sinh từ năm 13-14 tuổi không phải chuyện hiếm nhưng ngày càng nhiều, nhất là khi các lò đào tạo thần tượng mọc ra ngày càng nhiều ở Hàn Quốc và khắp thế giới.

Khoảng một năm trở lại đây, cuộc trò chuyện xung quanh các thần tượng ra mắt từ khi còn trẻ ngày càng nhiều. Dù idol làm thực tập sinh, ra mắt từ khi còn trẻ chưa bao giờ lạ (chẳng hạn việc BoA ra mắt năm 2000 khi mới 13 tuổi), độ tuổi tân binh ra mắt khi trẻ ngày càng nhiều.

Bên cạnh việc làm dấy lên lo ngại về sức khỏe tinh thần, sức khỏe thể chất và rủi ro bị bóc lột, sự giảm dần về độ tuổi cũng khiến người hâm mộ đặt ra nhiều câu hỏi.

Tại sao ngành công nghiệp Kpop lại hướng tới những nghệ sĩ trẻ ra mắt như vậy bất chấp những tiến bộ khác? Câu trả lời không đơn giản, nhưng có lý do lớn, thường bị bỏ qua đằng sau động thái này.

Rủi ro khi Jennie (BlackPink) vào nghề từ năm 14 tuổi - 1

Jennie (áo trắng) đang chịu nhiều ý kiến trái chiều khi tham gia The Idol.

Idol ngày ngày trẻ hóa

Trong những ngày K-pop mới phát triển, thông thường, các thần tượng được phát hiện thông qua các buổi casting trên phố cùng những buổi thử giọng công khai. Một số ngôi sao được tuyển dụng bên ngoài trường học hoặc tại các buổi hòa nhạc chỉ dựa vào sức mạnh ngoại hình.

Những người khác có khả năng thiên bẩm giúp họ vượt qua buổi thử giọng nhưng hiếm khi được đào tạo thực sự về ca hát, vũ đạo chỉ vì ngoại hình thiếu bắt mắt.

Lúc đó, thời gian làm thực tập sinh thường là những khóa học cấp tốc kéo dài và chuyên sâu về biểu diễn thần tượng, đôi khi đưa các thực tập sinh từ những người chưa có kinh nghiệm ca hát hoặc nhảy múa trở thành ngôi sao bóng bẩy, đầy cảm hứng.

Ngày nay, điều đó không phải lúc nào cũng đúng, và tất cả do các học viện đào tạo ngôi sao.

Lấy các nhóm nhạc nữ của YG Entertainment làm ví dụ. Jennie (BlackPink) trở thành thực tập sinh từ năm 14 tuổi sau khi thử giọng và trình diễn ca khúc Take a Bow của Rihanna.

Trả lời tạp chí High Cut, Jennie tiết lộ do sợ người lạ và ngại chủ động, cô không thể tự giới thiệu bản thân trong buổi casting. Ban đầu, YG định cho cô hát chính, nhưng công ty cho rằng cô nên ở vị trí rapper vì là thực tập sinh duy nhất thông thạo tiếng Anh vào lúc đó.

Rosé của BlackPink gia nhập YG Entertainment năm 15 tuổi và trước đó, cô chưa bao giờ nhảy lần nào trong đời. Nhờ sự chăm chỉ và rèn luyện suốt 4 năm, cuối cùng cô ra mắt với tư cách vũ công chính của nhóm nhạc 4 thành viên.

Thành viên duy nhất của nhóm từng có bất kỳ kinh nghiệm quan trọng nào trước khi trở thành thực tập sinh của YG là Lisa. Theo Mydaily, nữ ca sĩ tham gia các lớp học khiêu vũ ở Thái Lan khi mới 4 tuổi. Ngay cả khi đó, cô không bắt đầu học nhảy với ước mơ trở thành thần tượng Kpop.

Nhưng sau đó, cô là idol không phải người Hàn Quốc đầu tiên của YG Entertainment khi trở thành một mẩu của BlackPink, tạo tiền đề cho các nghệ sĩ nước ngoài khác hiện thực hóa giấc mơ trở thành idol ở Hàn Quốc.

Rủi ro khi Jennie (BlackPink) vào nghề từ năm 14 tuổi - 2

BlackPink và nhiều nhóm nhạc thần tượng có thành viên là thực tập sinh từ năm 13-14 tuổi.

Giờ đây, thời thế thay đổi và Kpop đã bước vào kỷ nguyên của các học viện đào tạo. Khi làn sóng Hallyu lớn mạnh, ngày càng có nhiều học viện ca hát và vũ đạo mọc lên khắp Hàn Quốc và trên toàn thế giới.

Những đứa trẻ khao khát được giống như thần tượng mà họ nhìn thấy trên sóng truyền hình không cần hợp đồng đào tạo với một công ty lớn để bắt đầu hiện thực hóa giấc mơ. Thay vào đó, với một khoản phí, họ có thể tham gia học viện và bắt đầu luyện thanh, tập vũ đạo nghiêm ngặt từ rất lâu trước khi bước vào giai đoạn thử giọng.

Kỷ nguyên học viện đào tạo chính thức mở ra

Khi hiện tượng Kpop tiếp tục càn quét toàn cầu, ngày càng có nhiều học viện thanh nhạc và vũ đạo ra đời, sẵn sàng đào tạo thần tượng đầy tham vọng. Trung tâm cung cấp các khóa đào tạo thanh nhạc và khiêu vũ nghiêm ngặt cho các ngôi sao mới nổi, những người thường đăng ký khi còn nhỏ. Nhanh chóng trong vài năm, những sinh viên sẵn sàng tham gia các buổi thử giọng với trình độ, kỹ năng và tính chuyên nghiệp mà thực tập sinh từ hệ thống đào tạo truyền thống phải mất nhiều năm mới có được.

Để thấy hiệu quả, chỉ cần nhìn vào nhóm nhạc nữ đang lên của YG Entertainment là BABYMONSTER. Không giống như các tiền bối, tất cả thành viên của BABYMONSTER đều được đào tạo hoặc có kinh nghiệm trong ngành giải trí trước khi họ gia nhập công ty.

Trong đó, Ruka, 21 tuổi, có kinh nghiệm đào tạo vũ đạo trong một thập kỷ. Chiquita, người trẻ nhất 14 tuổi, tham gia các đội khiêu vũ ít nhất bảy năm. Sau đó là Rora, người lần đầu ra mắt trong nhóm nhạc nữ thiếu nhi U.SSO Girl khi mới 9 tuổi cùng Hyein của NewJeans.

Trường hợp Eunchae của LE SSERAFIM cũng ra mắt ở tuổi 15. Dù chỉ mới được đào tạo ở Source Music hơn một năm, nhưng trước đó, cô dành hai năm để trau dồi kỹ năng của mình tại Def Dance nổi tiếng khắp Seoul, Hàn Quốc. Học viện này giúp phát triển các ngôi sao như Doyoung của TREASURE, người mới 16 tuổi khi ra mắt.

Bất chấp rủi ro để tiết kiệm tiền

Với việc đào tạo ca sĩ trẻ mất nhiều thời gian và công sức, không có gì ngạc nhiên khi họ chớp lấy cơ hội ra mắt thần tượng trẻ càng sớm càng tốt.

Big Hit Music tiết lộ hàng năm, họ chi gần 100.000 USD cho mỗi thực tập sinh. Việc tuyển dụng những người có triển vọng được đào tạo chuyên sâu và ra mắt càng sớm càng tốt có thể tiết kiệm hàng triệu won cho mỗi nhóm nhạc.

Tất nhiên, trong khi các công ty có thể được hưởng lợi, điều đó không làm thay đổi sự lo lắng của người hâm mộ về những khó khăn khi lớn lên trong một môi trường áp lực cao, bao gồm trầm cảm, áp lực đến mức tự tử vì phải hoàn hảo trong mắt người hâm mộ.

Rủi ro khi Jennie (BlackPink) vào nghề từ năm 14 tuổi - 3

Những cái chết trẻ như Moonbin (ASTRO) là rủi ro khi idol debut quá sớm.

Khi Moonbin (ASTRO) qua đời tại nhà riêng hồi tháng 4 ở tuổi 25, nhiều tờ báo Mỹ chỉ trích ngành công nghiệp. New York Times gọi vụ của Moonbin là trường hợp khác trong số nhiều người nổi tiếng ở độ tuổi 20 đột ngột qua đời.

"Sự mất mát của họ khiến cả Hàn Quốc suy nghĩ về ngành công nghiệp thần tượng, một trong những ngành 'xuất khẩu' văn hóa phổ biến ở Hàn Quốc, rằng họ có đang sai hướng không?", New York Times viết.

The Guardian phê phán hệ thống đào tạo trở thành thực tập sinh khắc nghiệt của Kpop. Tờ báo Anh cho rằng idol gia nhập công ty từ khi còn rất nhỏ, có người 13-14 tuổi. Họ bị kiểm soát nghiêm ngặt, chôn mình cả ngày trong phòng tập với ca hát và vũ đạo. Điều đó khiến tâm sinh lý vốn non nớt của idol không được vững, cộng thêm việc tích tụ ý kiến tiêu cực từ antifan khiến họ nghĩ quẩn.

Năm 2018, Minwoo, thành viên nhóm 100%, qua đời tại nhà riêng trong tình trạng ngừng tim. Chỉ hơn ba tháng trước, giọng ca chính Jonghyun của nhóm SHINee cũng qua đời, nghi do tự tử, mất ở độ tuổi 27.

Việc bị đặt dưới những tiêu chuẩn khắt khe, bị cộng đồng mạng chỉ trích nhưng không thể đáp trả là một phần khiến những ngôi sao bị bế tắc và đi vào đường cùng, tờ báo viết thêm.

Guardian chỉ ra rằng Hàn Quốc là quốc gia có idol, thậm chí người bình thường tự tử ở mức cao so với mặt bằng chung khu vực và quốc tế. Số liệu cũng chỉ ra trường hợp mất dưới 40 tuổi đa phần do tự tử.

Nguồn: [Link nguồn]

Thực hư nhiều TikToker câu view, “hét giá vé” concert BLACKPINK tại Việt Nam

Ban tổ chức lên tiếng cảnh báo người hâm mộ BLACKPINK không nên hoang mang và chờ đợi thông tin chính thức.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trạch Dương ([Tên nguồn])
Blackpink Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN