Phim truyền hình Việt bắt phụ nữ khổ trăm bề

Phim truyền hình Việt được quan tâm trở lại. Nhiều bộ phim khai thác chi tiết chân thực, gần gũi cuộc sống, tuy nhiên do quá tập trung vào những câu chuyện đời thường, nhà sản xuất dần đi lối mòn khắc họa hình ảnh phụ nữ Việt đau khổ, đáng thương với tần suất dày đặc.

Phụ nữ luôn khổ

Trong các phim truyền hình lên sóng giờ vàng gần đây, mỗi người phụ nữ có cuộc sống, hoàn cảnh khác nhau nhưng điểm chung của họ đều là khổ, vất vả, gặp nhiều biến cố, luôn là người hy sinh cho gia đình, chồng, con...

Phim truyền hình Việt bắt phụ nữ khổ trăm bề - 1

Bà Nga (NSƯT Thanh Quý) trong Thương ngày nắng về dù ở tuổi 60 nhưng tâm trí vẫn không yên vì ba cô con gái. Ảnh: CMH.

Chỉ tính từ nửa cuối năm 2022 đến thời điểm này, phần lớn phim lên sóng khung giờ vàng đều xoay quanh câu chuyện của người phụ nữ Việt. Bộ phim có tiếng vang nhất trong năm 2022 Thương ngày nắng về cũng là câu chuyện xoay quanh bà Nga (NSƯT Thanh Quý) - người phụ nữ goá chồng, một mình nuôi các con khôn lớn.

Dù ở tuổi 60 nhưng tâm trí của bà vẫn chưa hề an yên khi ba cô con gái dẫu đã lớn khôn nhưng luôn đầy những khúc mắc trong cuộc sống. Không chỉ lo lắng cho con cháu, bà Nga phải cưu mang thêm cậu "em dại", hơn 50 tuổi vẫn độc thân, đầy dại dột trong chuyện tình cảm và tiền bạc.

Trong Thương ngày nắng về người xem cũng được chứng kiến câu chuyện đầy bi kịch của người con dâu tên Khánh (Lan Phương) với gia đình chồng. Một người phụ nữ hiện đại, sự nghiệp và chăm lo gia đình chu toàn nhưng vẫn không thoát được kiếp làm dâu nhiều đè nén, uất ức do mẹ chồng, chị chồng đem tới. Chưa kể, Khánh còn có đức ông chồng không chịu trưởng thành, ham vui và luôn đem lại rắc rối.

Phim truyền hình Việt bắt phụ nữ khổ trăm bề - 2

Khánh (Lan Hương) trong Thương ngày nắng về có cuộc sống không vui vẻ với gia đình chồng. Ảnh: CMH.

Mới đây, khán giả vô cùng bất bình thay nhân vật Son (Kim Oanh) trong Dưới bóng cây hạnh phúc. Trong phim Son là người chăm chỉ, tháo vát, chu toàn, gánh vác mọi việc nhưng nhà chồng không coi cô không ra gì. Bi kịch của Son cũng được đẩy lên khi chồng cô - Đạt (Mạnh Hưng) ngoại tình.

Phim truyền hình Việt bắt phụ nữ khổ trăm bề - 3

Nhân vật Son (Kim Oanh) gánh vác mọi việc nhưng nhà chồng không coi cô không ra gì. Ảnh: CMH.

Thực tế, phụ nữ Việt Nam thay đổi từng ngày. Họ độc lập, tự chủ tài chính, yêu bản thân... Ở nông thôn, phụ nữ dám đấu tranh với bạo lực gia đình, tư tưởng trọng nam khinh nữ... Tuy nhiên, những bộ phim hiện nay lại chưa thể hiện rõ nét điều đó.

Nhà thơ, nhà phê bình phim Nguyễn Phong Việt cho rằng nhiều bộ phim truyền hình trên sóng giờ vàng khắc họa nhiều hơn hình ảnh những người phụ nữ khắc khổ, lam lũ. Anh lý giải nguyên nhân việc này đến từ thế mạnh chung của biên kịch Việt Nam là xây dựng cuộc sống bình dị, gần gũi.

“Khán giả xem truyền hình ngày nay là các mẹ, các cô lớn tuổi. Câu chuyện chú trọng hoàn cảnh khổ cực, hơi bi kịch, có yếu tố về ngoại tình, bạo hành... Với những câu chuyện này khán giả Việt Nam nói chung dễ tìm thấy sự đồng đồng cảm”, nhà phê bình Nguyễn Phong Việt phân tích.

Dễ bị quay lưng vì lối mòn

Có lẽ thực trạng này đến từ sự thiếu hụt biên kịch cá tính, xây dựng được những nhân vật khác biệt. Việc xây dựng những nhân vật nữ khắc khổ, bị gia đình chồng bắt nạt khiến chính các biên kịch nhốt mình trong vòng an toàn. Họ không dám thay đổi, không dám liều lĩnh với những đề tài mới.

"Biên kịch không dám chắc những nhân vật mới, những câu chuyện mới mang hơi thở cuộc sống đương đại sẽ được đón nhận. Điều này một phần xuất phát từ đơn vị sản xuất, họ không chắc liệu việc thay đổi đề tài mới có khả thi hay không. Nếu chúng ta chọn đề tài mới, một đề tài lạ, một đề tài có cá tính nó thú vị nhưng điều đó khó đảm bảo được doanh thu quảng cáo. Đây cũng là bài toán về mặt kinh tế cho các nhà sản xuất phim", nhà phê bình phim Nguyễn Phong Việt chia sẻ với Tiền Phong.

Phim truyền hình Việt bắt phụ nữ khổ trăm bề - 4

Vy (Quỳnh Lương) trong Đừng làm mẹ cáu được xây dựng theo hình tượng độc lập, cá tính. Ảnh: CMH.

Thực tế, phim truyền hình Việt từng khắc hoạ những người phụ nữ giỏi giang, độc lập, tự tin trong các phim như Ga ra hạnh phúc, Đừng làm mẹ cáu, Đừng nói khi yêu... tuy nhiên còn quá ít. Không những số lượng ít, cách xây dựng nhân vật nữ chưa nổi bật khiến nhiều nhân vật nhận về nhiều chỉ trích.

Sự thành công của hình tượng nữ như Sơn Ca (Ga ra hạnh phúc), Hạnh (Đừng làm mẹ cáu) hay Tuệ Nhi (11 tháng 5 ngày) chứng tỏ hình tượng nhân vật nữ mới mẻ, cá tính được đón nhận. Họ cũng đại diện cho lớp phụ nữ Việt Nam hiện đại, làm chủ cuộc đời.

Dẫu biết hình ảnh người phụ nữ gắn với sự đau khổ, vất vả, lam lũ tạo nên thương hiệu của nhiều bộ phim giờ vàng, thế nhưng nếu phim ảnh quá chú trọng khai thác hình ảnh phụ nữ cam chịu dễ tạo ra cái nhìn phiến diện, gây nhàm chán cho khán giả.

Nguồn: [Link nguồn]

Cảnh nóng phim Việt giờ vàng ”hot” nhất 2022 gây tranh cãi

Nhiều khán giả khó chịu vì tần suất cảnh nóng trong phim Việt giờ vàng quá dày đặc.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Gia Linh ([Tên nguồn])
Hậu trường phim Việt Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN