"Phim trường 100 nghìn tỷ" - cơ hội đổi đời từ vai xác chết, người hầu

Sự kiện: Phim Trung Quốc

Đây không chỉ là phim trường lớn nhất Trung Quốc về quy mô mà còn là “đại bản doanh” kiếm tiền tốt nhất xứ tỷ dân.

Nhiều khán giả lầm tưởng rằng những bộ phim có đề tài hoàng cung thời Minh – Thanh được quay tại Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Thực tế, nhiều bộ phim cung đấu đình đám nhất châu Á đều lấy bối cảnh ở phim trường Hoành Điếm. Bên trong trường quay lớn nhất Châu Á này có nhiều bí mật khiến khán giả tò mò.

"Phim trường 100 nghìn tỷ" không thu phí quay phim

Với diện tích rộng hơn 30 triệu m2, Hoành Điếm bao gồm các phiên bản thu nhỏ của các địa danh lịch sử nổi tiếng qua các thời kỳ của Trung Quốc. Cụ thể, toàn bộ phim trường Hoành Điếm được chia làm nhiều khu vực với bối cảnh trải dài từ thời nhà Tần đến thời hiện đại như Tần Vương Cung, Thanh Minh Cung, Quảng Châu, đường phố Hong Kong, công viên văn hóa Hoa Hạ, Thanh Minh Thượng Hà Đồ, danh thắng Bình Nham Động Phủ... cùng với hai studio hiện đại khổng lồ.

Chủ của công trình này là ông Từ Văn Ninh. Ông bắt đầu xây dựng phim trường Hoành Điếm từ năm 1996 và liên tục mở rộng thêm các công trình mới đến tận bây giờ. Ước tính chi phí xây dựng phim trường Hoành Điếm đến nay vào khoảng 5 tỷ USD (hơn 113 nghìn tỷ đồng). 

Bối cảnh Tần Hoàng Cung tại phim trường Hoành Điếm thường xuất hiện trong các phim thời nhà Tần.

Bối cảnh Tần Hoàng Cung tại phim trường Hoành Điếm thường xuất hiện trong các phim thời nhà Tần.

Năm 2001, phim trường Hoành Điếm bắt đầu thu hút đông đảo khách tham quan sau khi bộ phim "Anh hùng" của đạo diễn Trương Nghệ Mưu được ghi hình ở bối cảnh Tần Hoàng Cung. Một điều thú vị của phim trường Hoành Điếm chính là không thu phí. Đây là yếu tố tiên quyết thu hút rất nhiều đoàn làm phim lớn nhỏ khắp Trung Quốc chọn địa điểm này để sản xuất phim.

Phim trường Hoành Điếm không chỉ có cơ ngơi rộng lớn và nổi tiếng bậc nhất xứ Trung mà còn được mệnh danh là "Hollywood phương Đông". Bởi đây chính là bối cảnh của hơn 4000 bộ phim điện ảnh và truyền hình quen thuộc như "Ngọa Hổ Tàng Long", "Mỹ Nhân Tâm Kế", "Bộ Bộ Kinh Tâm", "Hiên Viên Kiếm", "Khuynh Thế Hoàng Phi"... 

Bối cảnh trên phim "Diện Hy Công Lược" và thực tế tại phim trường Hoành Điếm.

Bối cảnh trên phim "Diện Hy Công Lược" và thực tế tại phim trường Hoành Điếm.

"Diện Hy Công Lược" và "Hậu Cung Như Ý Truyện" được đánh giá là một trong những cổ trang được đầu tư mạnh tay nhất lịch sử truyền hình Trung Quốc. Ít ai biết bối cảnh lịch sử trong phim được quay tại Hoành Điếm. Tuy chỉ là mô hình giống Tử Cấm Thành nhưng tỷ lệ diện tích và bề mặt chênh nhau không hề nhiều, tạo điệu kiện thuận lợi cho những quay với góc máy toàn cảnh đầy đủ mỹ mãn trong phim.

"Đại bản doanh" kiếm tiền tốt nhất xứ tỷ dân

Nhờ có phim trường Hoành Điếm mà vùng nông thôn nghèo của Trung Quốc đã trở thành khu du lịch nổi tiếng. Người dân tại đây thường vào vai quần chúng hoặc phát triển các dịch vụ du lịch phục vụ khách thập phương. Theo các số liệu thống kê dân số tại địa phương cho thấy, thị trấn Hoành Điếm có khoảng 200.000 dân thì có đến 50.000 người là diễn viên. Giữa các con đường ở Hoành Điếm không hiếm gặp cảnh các nam thanh nữ tú, thậm chí những người 50, 60 tuổi ăn vội hộp cơm để chuẩn bị vào vai người hầu, xác chết…

Một cảnh huy động đông đảo diễn viên quần chúng trong tác phẩm "Anh Hùng" của đạo diễn Trương Nghệ Mưu.

Một cảnh huy động đông đảo diễn viên quần chúng trong tác phẩm "Anh Hùng" của đạo diễn Trương Nghệ Mưu.

Hoành Điếm có được doanh thu lớn nhờ những dịch vụ "ăn theo" phim trường như bán vé cho khách du lịch đến tham quan, cho thuê khách sạn, nhà hàng, thiết bị phục vụ ê-kíp làm phim cũng như phục trang cho các diễn viên. Thậm chí, các dịch vụ phục trang tại Hoành Điểm còn chi tiết tới từng triều đại riêng biệt để đảm bảo tính chính xác cao của bối cảnh lịch sử trong phim. Mỗi ngày có khoảng 20 đoàn phim hoạt động tại đây. 

Nhiều du khách tới tham quan phim trường Hoành Điếm còn có thể có cơ hội gặp gỡ người nổi tiếng.

Nhiều du khách tới tham quan phim trường Hoành Điếm còn có thể có cơ hội gặp gỡ người nổi tiếng.

Mỗi năm, Hoành Điếm xuất hiện trong gần 30.000 tác phẩm bao gồm cả quảng cáo, phim điện ảnh, truyền hình. Đây cũng được xem là khu thực nghiệm điện ảnh truyền hình cấp quốc gia duy nhất của Trung Quốc. Cũng vì thế, nơi đây trở thành điểm tham quan thu hút khách du lịch khắp nơi đến thăm. Hàng năm, có hơn 12 triệu du khách đến tham quan phim trường. Khách du lịch cũng phải trả tiền vé vào tham quan và được thỏa thích hóa thân thành các nhân vật cổ trang. Những con số cho thấy Hoành Điếm không chỉ là phim trường lớn nhất Trung Quốc về quy mô, mà còn là “đại bản doanh” kiếm tiền tốt nhất xứ tỷ dân.

Nguồn: [Link nguồn]

Phim cổ trang Trung Quốc dính ”phốt” lời thoại 18+ khiến khán giả đỏ mặt

"Lang Điện Hạ" bị "soi" khá nhiều sạn hài hước không qua nổi mắt khán giả.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyệt Lương (Tổng hợp từ Toutiao và Sohu)) ([Tên nguồn])
Phim Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN