Giờ mới biết vì sao cứ xem phim lại phải ăn bỏng ngô

Chỉ cần nhìn thấy túi giấy đựng đầy bỏng ngô cũng lập tức khiến người ta liên tưởng tới nghệ thuật thứ 7.

Trong các rạp chiếu phim hiện nay, quầy bán bỏng ngô luôn là một phần không thể tách rời. Một hãng nghiên cứu thị trường tiêu dùng ở Mĩ từng khảo sát sở thích khi đi xem phim của người dân nước này và đưa ra số liệu người đến xem phim thường xuyên mua bỏng là 87%. Bỏng ngô trở thành mặt hàng siêu lợi nhuận lớn cho các rạp chiếu. Thế nhưng không phải ai cũng biết, đã từng có thời, rạp chiếu lại là nơi người ta cấm cửa bỏng ngô.

Giờ mới biết vì sao cứ xem phim lại phải ăn bỏng ngô - 1

Đa số khán giả đều mua bỏng ngô để thưởng thức phim

Từ khi xuất hiện vào đầu thế kỉ 19, món bỏng ngô nhanh chóng được cả châu Mỹ yêu thích bởi hương vị mới lạ. Có điều các chủ sở hữu của các rạp chiếu phim đầu tiên lại không thích bỏng ngô đến thế. Theo Andrew Smith, tác giả cuốn  một cuốn sách nghiên cứu về lịch sử xã hội đã giải thích rằng:“Các rạp chiếu không thích bỏng ngô vì họ muốn rạp chiếu phim chỉ là rạp chiếu phim. Họ có những tấm thảm đỏ và rèm đẹp đẽ như vậy, và tất nhiên không ai muốn bỏng ngô vương vãi đầy ra chúng.”

Thật là một lí do chính đáng. Vậy câu chuyện đã thay đổi như thế nào? Quan điểm của các ông chủ Mỹ được giữ nguyên trong suốt thời kì phim câm. Bởi khi xem phim, người ta phải thật tập trung chăm chú lên màn hình, theo dõi từng cử chỉ, nét mặt thay đổi của nhân vật, từng dòng thông tin được tóm tắt dưới dạng phụ đề để nắm bắt diễn biến phim. Khán giả không có thời gian làm việc khác, vì thế chẳng có đồ ăn cũng không sao.

Giờ mới biết vì sao cứ xem phim lại phải ăn bỏng ngô - 2

Thời kì phim câm, khán giả phải cực kì chăm chú theo dõi bộ phim và đọc phụ đề

Nhưng từ khi kỷ nguyên phim có tiếng bắt đầu, tất cả những điều đó đều bị đảo lộn. Âm thanh sống động và lời thoại giúp người xem không cần quá chăm chăm nhìn lên màn hình, đầu óc họ được thả lỏng hơn. Tất nhiên khi ấy khán giả sẽ quan tâm tới việc mang đồ ăn nhẹ vào để thưởng thức bộ phim trọn vẹn hơn, theo đúng nghĩa thư giãn. Các loại đồ ăn nhẹ phục vụ cho phim ồ ạt được chào bán ở cửa rạp, bao gồm cả bỏng ngô. Điều gì khiến bỏng ngô lên ngôi giữa vô vàn loại thức ăn nhẹ là gì?

Giờ mới biết vì sao cứ xem phim lại phải ăn bỏng ngô - 3

The Jazz singer - Ca sĩ nhạc Jazz, bộ phim có tiếng đầu tiên trên thế giới, được chiếu năm 1927

Đơn giản vì chúng rẻ. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ thời kì hậu thế chiến thứ hai, mọi thứ trở nên đắt đến cắt cổ, chỉ riêng bỏng ngô vẫn rẻ. Giá một túi bỏng ngô những năm 1930-1940 dao động từ 5-10cent. Bỏng ngô trở thành cứu tinh cho những người thuộc tầng lớp bình dân.

Có điều thời gian này, bỏng ngô chỉ do những người bán lẻ bán trước cửa rạp cũng cấp chứ không liên quan tới rạp chiếu. Người bán bỏng ngô sẽ phải trả một khoản cho rạp chiếu nếu muốn có đặc quyền bán bỏng ngô ngay tại sảnh. Một thời gian sau, các ông chủ rạp phim nhận ra giai đoạn trung gian này là không cần thiết, họ có thể kiếm được nhiều hơn nếu tự bán đồ ăn nhẹ do chính mình cung cấp. 

Ảnh hưởng từ Mỹ cứ vậy lan rộng ra toàn thế giới, cùng với sự ảnh hưởng của Hollywood. 

Giờ mới biết vì sao cứ xem phim lại phải ăn bỏng ngô - 4

Ngày nay bỏng ngô đã gắn chặt với rạp chiếu phim và các khán giả của môn nghệ thuật thứ bảy

Vậy là sau một cuộc hành trình dài, bởi nhiều nguyên nhân, từ những phát minh tạo ra phim có tiếng đến những biến động lịch sử, bỏng ngô trở nên ngày càng phổ biến ở các rạp chiếu phim. Ngày nay, chỉ riêng hình ảnh túi giấy chữ nhật đựng đầy bỏng ngô cũng lập tức khiến người ta liên tưởng tới nghệ thuật thứ 7.

Phim Trung Quốc đã ”lừa” hàng triệu khán giả như thế này đây

Trên phim huyền ảo, mê đắm là vậy, nhưng nhìn sang thực tế khác xa một trời vực.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Thu Hằng (Theo cinemablend, wiki) ([Tên nguồn])
Hậu trường phim Hollywood Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN