Giáo sư Xoay tiết lộ tình tiết “quay xe cổ tích” trong vở nhạc kịch thiếu nhi công diễn tối mai

Nhạc kịch "Ông lão đánh cá và con cá mập" với tình tiết “quay xe” truyện cổ tích "Ông lão đánh cá và con cá vàng".

Công diễn trở lại hai đêm 30 và 31/5 tại Cung Văn hoá Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, hiện tượng nhạc kịch độc đáo, giàu tính giải trí và nhân văn - “Ông lão đánh cá và con cá mập” trở thành “món ăn khoái khẩu” cho các em nhỏ trong dịp Tết thiếu nhi đang cận kề.

Ra mắt lần đầu tiên với 5 đêm diễn ở Nhà hát Âu cơ Hà Nội năm 2022, thu hút 8.000 khán giả, vở nhạc kịch dành cho thiếu nhi “Ông lão đánh cá và con cá mập” đã làm nên hiện tượng nhạc kịch “made in Việt Nam” độc đáo, mang phong cách “vỏ tây hồn Việt”. Giáo sư Cù Trọng Xoay đã sáng tạo, lấy cảm hứng và sử dụng tình tiết từ các câu chuyện cổ tích nổi tiếng thế giới, sau đó viết mới lại, thậm chí có thể đảo chiều một số nhân vật, mạch nội dung quen thuộc, gây cảm giác vừa lạ, vừa quen, bất ngờ và thú vị cho người xem.

Với tổng thời lượng khoảng 70 phút, nhạc kịch “Ông lão đánh cá và con cá mập” mang lại cho các em nhỏ một buổi tối trong tiếng cười, tiếng nhạc và thế giới thuỷ cung sống động. Đặc biệt, ngoài những diễn viên chuyên nghiệp là những ca sỹ như Dương Trần Nghĩa, Trung Dũng (ông lão), Thu Hiền VK (bà lão)... để mang tới những màn phô diễn kỹ thuật thanh nhạc, các em nhỏ còn có sợi dây kết nối khi thưởng thức màn hoá thân của các diễn viên nhí trong vai cá mập con, Cá Hề, Cá Vàng, Cá Bạc, Cá Đồng, nhóm Phù Du,...

Với phần âm nhạc hiện đại, sân khấu biến hoá được đầu tư bởi ánh sáng và công nghệ cao, vở nhạc kịch đã tái hiện thế giới thuỷ cung của các loài cá, đến từ ê kíp sáng tạo tài năng là nhà sản xuất Hồng Nhung, biên kịch “Giáo sư Xoay” Đinh Tiến Dũng, nhạc sĩ Văn Phong, nhạc sĩ Minh Phương, họa sĩ sân khấu Phùng Nam Thắng, biên đạo Đức Việt - Phạm Anh Phương, hoạ sĩ minh họa Tuấn Bat, stylist Huyền Gin, họa sĩ phục trang NSND Vương Tất Lợi.

Nói về việc sáng tạo nhạc kịch “vỏ Tây hồn Việt” khi biến tấu và remake “Ông lão đánh cá và con cá mập”, tác giả kịch bản - “Giáo sư Xoay” Đinh Tiến Dũng cho hay: “Nhạc kịch Ông lão đánh cá và con cá mập được tôi viết dựa trên nền tảng câu chuyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng, do vậy khán giả nhí sẽ nhận ra tuyến nhân vật vừa có những nhân vật quen thuộc, vừa có thêm nhiều “nhân tố” mới, chắc chắn gây ngạc nhiên nhưng lại không hề ngẫu nhiên xuất hiện. Các em nhỏ bây giờ không còn giống như thế hệ chúng tôi trước đây, thế giới phẳng và sự phát triển của công nghệ, sự vượt trội về tư duy khiến các em có góc nhìn khác, cảm thụ cũng khác, đòi hỏi những người làm về văn hoá giải trí cũng phải “xoay 180 độ” mới có thể theo kịp và tiếp cận được.”

“Giáo sư Xoay” cũng chia sẻ về niềm cảm hứng cho phần kịch bản: “Tôi cũng là bố của hai cháu bé, đôi lúc muốn gần con và hiểu con thì mình cũng phải trở thành chúng nó. Con xem gì tôi cũng xem, để phát hiện ra điều gì khiến các con mê mẩn, xem không chán như vậy. Cái khó nhất với trẻ nhỏ là khiến các con thích mà vẫn giáo dục và định hướng được. Vì vậy, khi bắt tay vào viết kịch bản vở nhạc kịch này là một bài toán khó với bản thân tôi. Lần mò, xoay trở, đánh vật mấy tháng tôi cũng hoàn thành với tinh thần “mình phải là một đứa bé”. Điều tôi yên tâm nhất là khi các con thưởng thức vở nhạc kịch này sẽ hoàn toàn thấy gần gũi và thư giãn, với tràng cười hồn nhiên, các con sẽ nhớ các tạo hình và tính cách của nhân vật bởi thấy giống mình và những người xung quanh. Vở nhạc kịch này sẽ không có những tuyên ngôn, giáo điều, định kiến phải thế này phải thế kia thì mới là người tốt, khi mà cá mập - một hình tượng vốn bị mặc định là hung dữ, lại là nhân vật luôn bảo vệ và dung hòa tất cả.”

Với kịch bản độc đáo nhiều bất ngờ và tình tiết “quay xe” mang đậm màu sắc “vỏ tây hồn việt” - Vở nhạc kịch Ông lão đánh cá và con cá mập sẽ là điểm nhấn gây ấn tượng cho khán giả nhỏ tuổi dịp Tết thiếu nhi 1/6 này.

Nguồn: [Link nguồn]

Cảnh trong phim thiếu nhi Harry Potter gây tranh cãi dữ dội

Mỗi lần nhắc tới Harry Potter và thế giới phù thủy, cảnh quay này luôn gây xôn xao dư luận.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo PHƯƠNG PHƯƠNG ([Tên nguồn])
Gameshow giải trí Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN