Diễn cảnh nóng trên sân khấu khó khăn gấp trăm lần so với trên màn ảnh

XEM THÊM CÁC KỲ
1 2 3 4 518Kỳ mới nhất

Công chúng đã tranh cãi nhiều về cảnh nóng trên màn ảnh. Vậy nếu những cảnh nhạy cảm được mang lên sân khấu, sống động trước mắt người xem sẽ ra sao?

Những loại hình nghệ thuật cổ điển đang không ngừng đổi mới để mang lại sự hấp dẫn hơn cho khán giả, trong đó có kịch nói. Những thử nghiệm hết sức táo bạo như đưa cảnh nóng vào các vở diễn chính là một phần của sự phát triển đó. Thế nhưng, phàm những thứ “nhạy cảm”, phản ứng của công chúng và giới phê bình luôn có 2 chiều.

Diễn cảnh nóng trên sân khấu khó khăn gấp trăm lần so với trên màn ảnh - 1

Hình ảnh các nữ diễn viên mặc bikini lên sân khấu trong vở "Sát thủ hai mảnh" được xem là tiền lệ cho cảnh nóng trên sân khấu kịch. Các nhà phê bình thời điểm đó cho rằng đây là một điều không hay khi sau đó, các vở diễn có phần bạo hơn trong việc đưa và diễn tả chân thật cảnh nóng trên sân khấu

Những khác biệt của cảnh nóng sân khấu so với cảnh nóng trên màn ảnh rộng

Sự sống động của sân khấu kịch mang lại rất khác với những gì mà công chúng được xem trên màn ảnh rộng. Những tư thế, hình ảnh, âm thanh mà các diễn viên kịch tạo ra khi diễn cảnh nóng, nếu không khéo sẽ khiến cho rất nhiều người phải ngượng ngùng, thậm chí bẽ bàng.

Cảnh nóng trên màn ảnh suy cho cùng vẫn dễ chấp nhận hơn vì cho dù có lột tả thật đến bao nhiêu, các góc quay hay hình ảnh cũng đều được qua sự tính toán kỹ lưỡng. Khán giả xem phim luôn phải tò mò những kỹ thuật, những hỗ trợ nào nằm sau cảnh quay đó.

Diễn cảnh nóng trên sân khấu khó khăn gấp trăm lần so với trên màn ảnh - 2

Kể cả trên sân khấu kịch nước ngoài, cảnh nóng vẫn thường được thể hiện qua vũ đạo một cách ước lệ

Tâm lý cũng là một yếu tố ảnh hưởng rất nhiều. Đối với phim điện ảnh, hậu trường các cảnh nóng thường chỉ có diễn viên, đạo diễn và quay phim, áp lực của các diễn viên giảm đi khá nhiều. Còn trên sân khấu, họ phải diễn trước con mắt hàng trăm khán giả và không được diễn lại.

Những cảnh nóng trên phim mà khán giả tưởng chừng như mình đã tường tận thật ra đã được đặt trong sự tính toán kỹ lưỡng của ê-kíp. Những gì mà khán giả xem trên màn ảnh thường chỉ là ảo giác do kỹ thuật quay khéo léo mang lại.

Trong kịch nghệ, các diễn viên phải khéo léo che chắn để không bị hớ hênh, vừa phải đối diện với áp lực tâm lý “diễn nửa vời” khiến cho tình tiết thiếu chân thực, chỉ mang tính gợi mở, hình tượng.

Góc quan sát của khán giả lại là một yếu tố ảnh hưởng khác. Khác với các góc quay có thể điều chỉnh theo ý đồ của đạo diễn, tại sân khấu kịch, khán giả có thể dễ dàng phát hiện ra sự lúng túng, gượng gạo của các diễn viên ở những góc không thể giấu được. Chưa kể đến khoảng cách gần, xa ở khán đài có thể mang đến nhiều cảm xúc khác nhau khi thưởng thức một vở kịch.

Cảnh nóng phải thật sự cần thiết

Ở sân khấu kịch nước ngoài, sau khi trải qua nhiều cuộc đấu tranh tư tưởng, diện viên không ngại khỏa thân trên để thể hiện các cảnh nóng. Nhưng thay vì được đề cao vì sự hy sinh thì họ lại bị chỉ trích. Công chúng cho rằng sự táo bạo này vô cùng phản cảm và phá đi những nét đẹp tinh tế của kịch nghệ. Thế nên, để thoát khỏi sự ước lệ khi phải diễn cảnh nóng mà không bị cho là táo bạo và phản cảm, đến nay vẫn là một bài toán khó đối với các nghệ sĩ.

Diễn cảnh nóng trên sân khấu khó khăn gấp trăm lần so với trên màn ảnh - 3

Lan Phương trong vở "Trinh nữ"

Loại hình nghệ thuật kịch nói ở Việt Nam những năm gần đây có dấu hiệu bị thui chột, nhưng khoan hãy bàn đến vấn đề ấy. Quay trở lại thời sân khấu vẫn còn thịnh hành cách đây không xa, ngoài những vở diễn dành cho thiếu nhi hay hài kịch, vẫn có những vở chính kịch với nội dung kinh dị và ướt át.

Vở kịch Trinh nữ (tác giả Ngọc Trúc, đạo diễn Ngọc Tưởng) ra mắt năm 2008 là một vở kịch đi đầu hiếm hoi tại miền Nam gắn mác 14+ với nhiều cảnh yêu đương nóng bỏng. Khoảng thời gian đó, khán giả kéo nhau đến sân khấu để xem Trinh nữ một phần vì tò mò những cảnh nóng được dàn dựng trên sân khấu như thế nào.

Diễn cảnh nóng trên sân khấu khó khăn gấp trăm lần so với trên màn ảnh - 4

Dù đã lường trước mọi sự phản ứng nhưng sự trỗi dậy mạnh mẽ của việc đưa cảnh nóng lên sân khấu kịch khiến không giới chuyên môn cho rằng việc này là lạm dụng 

Trước đây, sân khấu Việt Nam đã có rất nhiều vở kịch với những cảnh nóng giúp khắc họa một cách hoàn chỉnh tính cách, cảm xúc hay hoàn cảnh mà nhân vật rơi vào.

Trong vở Cõi tình năm 2005, nhiều khán giả của sân khấu 5B bất ngờ khi thấy Mỹ Uyên cởi áo trên sân khấu, lộ hẳn tấm lưng trần trong cảnh người vợ đề nghị một lần ân ái cuối cùng trước lúc vào tù. Vở Hãy khóc đi em của sân khấu Idecaf lại là một cuộc gần gũi mãnh liệt, vỡ bờ giữa nhân vật Phương (NSƯT Thành Lộc) và người vợ (Thanh Thủy), khiến nhiều khán giả há hốc khi xem và cũng gây ra nhiều tranh luận...

NSƯT Mỹ Uyên chia sẻ sự khác biệt giữa cảnh nóng trên sân khấu và điện ảnh: "Hồi diễn vỡ Cõi Tình năm 2005, đạo diễn Ái Như yêu cầu tôi và NSƯT Thành Hội phải hôn thật, âu yếm thật. Sân khấu 5B lúc đó rất nhỏ, từ chỗ diễn viên đến khán giả chỉ chừng vài tấc thôi. Thế nên, nếu không có sự tinh tế thì cảnh diễn sẽ hoàn toàn phản cảm vì nó quá thật. Nói về tâm lý diễn viên thì ai cũng sẽ có nhưng chúng tôi đều đã đọc qua kịch bản và tưởng tượng ra nhân vật của mình như thế nào. Sân khấu không có chuyện không diễn được thì diễn lại. Cho nên, đi theo mạch cảm xúc của nhân vật, chúng tôi buộc không mang cảm xúc cá nhân vào như ngượng ngùng, lúng túng". 

Diễn cảnh nóng trên sân khấu khó khăn gấp trăm lần so với trên màn ảnh - 5

NSƯT Mỹ Uyên trong "Đêm vượn hú"

Để có những phân cảnh chân thật nhưng vẫn đảm bảo sự tinh tế không phản cảm, điều này luôn là bài toán khó đối với những đạo diễn sân khấu. Đạo diễn Ngọc Tình trong vở Trinh nữ phải thuyết phục rất nhiều 2 nữa diễn viên Lan Phương và Quỳnh Lam chịu mặc áo da bó sát. Hay đạo diễn Công Ninh đã khuyến khích nhiều bạn trẻ đến xem các buổi tập của vở Cõi tình để lường trước phản ứng của khán giả.

Diễn viên Lan Phương nhớ lại khoảng thời gian năm 2008: " Cảnh nóng trên sân khấu có phản cảm hay không phụ thuộc vào người đạo diễn. Phải tùy vào sự tinh tế trong dàn dựng của đạo diễn rất nhiều. Diễn viên chúng tôi đa phần phải biểu diễn bằng hình thể, nét mặt chứ không có những cảnh động chạm, vuốt ve da thịt quá thật như điện ảnh".

Nói về kinh nghiệm dàn dựng cảnh nóng trong các vở diễn, ắt hẳn không ai có thể so sánh với đạo diễn Ái Như. Cô chia sẻ: “Cảnh đó có thật sự cần thiết cho nội dung vở diễn không? Đến lúc đó, có bắt buộc hai người phải ôm nhau, hôn nhau, âu yếm nhau không? Khi trả lời được thấu đáo những câu hỏi này, tôi sẽ bắt tay vào dàn dựng và tin rằng diễn viên sẽ đồng cảm để thể hiện cho tốt, khán giả sẽ đồng cảm để đi cùng nhân vật”.
XEM THÊM CÁC KỲ
1 2 3 4 518Kỳ mới nhất
Nghề đóng thế cảnh nóng: Hào quang thì ít, tủi nhục thì nhiều

Nếu các diễn viên được tuyên dương có tinh thần hy sinh vì nghệ thuật khi thực hiện những thước phim nóng bỏng thì người...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Hằng ([Tên nguồn])
Sự thật về cảnh nóng phim Việt Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN