Choáng với 4 phim đồng tính nữ gặt hái "mưa giải thưởng"

Sự kiện: Phim tâm lý

Các ê kíp này đã "giật" được những giải thưởng điện ảnh cao quý mà bất kì ai cũng ao ước đầy thuyết phục.

Đồng tính nữ vẫn luôn là một đề tài khiến người ta phải tò mò và suy ngẫm không chỉ với cuộc sống đời thực mà còn trong cả các tác phẩm điện ảnh.

Blue is the Warmest Color (2013)

Vào thời điểm “Blue is the Warmest Color” giành giải Cành Cọ Vàng tại Liên hoan phim Cannes lần thứ 66 vào năm 2013, không ít người đã bị “sốc”. Chẳng phải là bởi nội dung phim thiếu sức thuyết phục hay diễn viên đóng dở, chỉ bởi việc một bộ phim lấy đề tài đồng tính nữ đã không chỉ lọt vào danh sách đề cử của một trong những giải thưởng điện ảnh cao quý nhất mà còn đạt luôn giải Cành Cọ Vàng mà bất kì ai cũng ao ước một cách thuyết phục.

Choáng với 4 phim đồng tính nữ gặt hái "mưa giải thưởng" - 1

Hai nữ diễn viên Lea Seydoux và Adele Exarchopoulos làm nên thành công của phim

Đạo diễn Abdellatif Kechiche khi đó cũng không giấu nổi cảm xúc bất ngờ xen lẫn hạnh phục khi lên nhận giải. Bộ phim của Pháp – nước chủ nhà của Cannes năm ấy – kéo dài tới ba tiếng đồng hồ.

Bỏ lại đằng sau những chỉ trích, rèm pha với chủ đề vốn nhạy cảm, mối tình đồng tính nữ giữa Adele và Emma do hai nữ diễn viên Lea Seydoux và Adele Exarchopoulos thủ vai. Cả hai sau đó đã được ban giám khảo đặc cách trao giải Cành Cọ Vàng, phá tan tiền lệ trước đó là chỉ trao giải cho đạo diễn phim.

Choáng với 4 phim đồng tính nữ gặt hái "mưa giải thưởng" - 2

Bộ phim ngập tràn những hình ảnh lãng mạn của mối tình đồng giới nữ

Những cảnh quay lãng mạn xen lẫn chút nhục dục của mối tình đồng tình nữ, thậm chí có hẳn một đoạn hai nhân vật ân ái với nhau kéo dài tới 12 phút gây xúc động và ấn tượng cực độ cho người xem.

Video những cảnh quay ấn tượng trong phim

Các nhà phê bình cũng không nằm ngoài số đó. Justin Chang của tờ Variety nhận định: “Đây là bộ phim có những cảnh quay nhạy cảm và chân thực nhất về đồng tính nữa trong thời gian gần đây”, hay các nhà phê bình người Pháp đánh giá phim “lột tả dữ dội và chân thực về một xã hội Pháp nhiều mâu thuẫn”.

Carol (2015)

Biên kịch của bộ phim, Phyllis Nagy đã mất tới 11 năm để chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết kinh điển “The Price of Salt”, lấy bối cảnh của New York những năm thập niên 1950. “Carol” lấy ngôn ngữ điện ảnh kể về câu chuyện một người phụ nữ xinh đẹp đã có gia đình đem lòng si mê một nữ nhân viên bán hàng trẻ tuổi.

Choáng với 4 phim đồng tính nữ gặt hái "mưa giải thưởng" - 3

Carol mang tới cho khán giả những góc khuất tinh tế của mối quan hệ đồng giới nữ

Cô gái bán hàng trẻ tuổi và cũng là một nhiếp ảnh gia đầy tham vọng Therese Belivet làm việc tại một cửa hàng bách hóa tại bang Manhattan. Tại đây cô gặp Carol Aird, một người phụ nữ hơn tuổi thành đạt đang gặp những khó khăn khó giải quyết trong hồn nhân.

Carol nhờ Therese chọn cho mình một bộ quần áo để tặng quà giáng sinh cho con gái. Therese để quên chiếc gang tay của mình, rồi sau nhờ “tín vật” ấy mà cô biết địa chỉ nhà, quen và chính thức bước vào cuộc đời Therese. Bản thân cô bán hàng trẻ tuổi cũng đang gặp mâu thuẫn với người bạn trai khi anh muốn cô trở về Pháp và tổ chức hôn lễ.

Trải qua những ngại ngùng, ngờ vực ban đầu, cả hai có một nụ hôn đầu tiên vào đêm giao thừa năm ấy và cùng thừa nhận những cảm xúc mạnh mẽ của họ dành cho nhau khi ân ái.

Choáng với 4 phim đồng tính nữ gặt hái "mưa giải thưởng" - 4

Và rồi trải qua những thử thách, họ đã khép lại câu chuyện tình cảm đồng tính nữ bằng một cười tươi trên môi Carol khi Therese đang chạy về phía cô, bỏ lại đằng sau đám đông hình tượng cho tất cả những định kiến xã hội khi đó.

Bộ phim được lựa chọn để cạnh tranh giải Cành Cọ Vàng tại Cannes năm 2015. Tại đây, nữ diễn viên Rooney Mara đã xuất sắc giành giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất. “Carol” sau đó còn dành được 6 đề cử tại giải Oscar, 5 đề cử giải Qủa cầu vàng, 9 giải thưởng BAFTA của Viện hàn lâm điện ảnh Anh cũng như nhiều giải thưởng từ Hiệp hội các nhà phê bình phim New York.

The Danish Girl (2015)

Một bộ phim thể loại tiểu sử của Anh quốc, dựa theo cuốn truyện cùng tên viết năm 2000 của David Ebershoff. Hai nhân vật chính trong phim là Lili Elbe (do Eddie Redmayne thủ vai) và Gerda Wegener (do Alicia Vikander thủ vai) đều là 2 họa sĩ. Lili Elbe được biết tới như là một trong những người đầu tiên giải phẫu chuyển đổi giới tính trên thế giới.

Cả hai đều sống tại thủ đô Copenhagen của Đan Mạch vào thập niên 1920, khoảng thời gian mà vấn đề đồng tính nữ đặc biệt vẫn còn bị kì thị tại châu Âu. Lili Elbe vốn có tên nam giới là Einar Wegener. Einar chuyên vẽ phong cảnh và tranh minh họa và có cuộc sống vợ chồng hạnh phúc với họa sĩ Gerda Wegener.

Choáng với 4 phim đồng tính nữ gặt hái "mưa giải thưởng" - 5

Câu chuyện thực sự cuốn hút khi chính nhờ vợ, người chồng mới nhận ra tâm hồn mình thực sự thuộc về đâu

Một ngày do nữ người mẫu không đến, Gerda nhờ chồng giả gái để cô thực hiện bức họa dang dở. Và từ giây phút đầu tiên chạm tay vào chiếc váy, thoa lên môi màu son đó, Einar và sau này là Lili Elbe như cảm nhận được rằng, tâm hồn mình thực sự thuộc về phần giới nào.

Choáng với 4 phim đồng tính nữ gặt hái "mưa giải thưởng" - 6

Nữ diễn viên Alicia Vikander trong lễ trao giải Oscar

Vai diễn Gerda Wegener mà nữ diễn viên Alicia Vikander đóng trong bộ phim đã giành được giải Oscar năm nay ở hạng mục Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất. “The Danish Girl” cũng đã nhận được những đánh giá tính cực của giới chuyên môn, được chiếu trong cuộc tranh giải Liên hoan phim Venezia lần thứ 72 và được chiếu trong phần giới thiệu đặc biệt giải phim quốc tế Toronto 2015.

The Handmaiden (2016)

Hiếm có khi nào, một bộ phim về nhục dục của một mối tình đồng tính nữ lại xuất hiện và làm nín lặng mọi định kiến trước đó tại châu Á, như “The Handmaiden” của điện ảnh xứ Hàn. Đạo diễn Park Chan Wook của bộ phim đánh bại mọi tên tuổi trước đó để đưa tác phẩm của mình trở thành phim điện ảnh châu Á được nhiều quốc gia đặt mua nhất với con số chính thức là 175.

Choáng với 4 phim đồng tính nữ gặt hái "mưa giải thưởng" - 7

Có được thành công này một phần bởi những ấn tượng tuyệt vời mà nó mang lại khi là một trong ba đại diện của Hàn Quốc tham dự Liên hoan phim Cannes lần thứ 69 vào đầu năm nay.

Tờ Teleegraph từng dành riêng một bài báo viết về tác phẩm đặc biệt này. Những yếu tố nhục dục, mâu thuẫn nội tâm và giằng xé về tinh thần, ham muốn và tham vọng giữa bối cảnh một Hàn Quốc đang chịu sự chiếm đóng của quân đội Nhật Bản tạo cho “The Handmaiden” sự tinh tế đủ sâu để cuốn hút khán giả suốt thời gian trình chiếu.

Choáng với 4 phim đồng tính nữ gặt hái "mưa giải thưởng" - 8

Mối tình đồng giới nữ trong bối cảnh châu Á những năm 1930 mang tới nhiều cảm nhận tinh tế và đầy chất thơ

Dẫu không đạt được giải thưởng đặc biệt nào tại Cannes, nhưng có thể nói bộ phim đã thành công và thu hút được sự quan tâm đặc biệt của giới chuyên môn và khán giả. Làm phim với chủ đề đồng tính nữ đã khó, nhưng lại lấy bối cảnh là châu Á của những năm 1930 lại càng khó hơn. Thế nhưng “Cô hầu gái” đã không phụ lòng hi vọng của nhà sản xuất và tâm huyết của dàn diễn viên tài năng như Kim Min Hee, Kim Tae Ri, Jo Jin Woong,…

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trọng Đạt (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
Phim tâm lý Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN