Chỉ 1 cây trúc nhưng có uy lực vô song trong kiếm hiệp Kim Dung

Bên cạnh võ công thượng thừa, những món thần khí cũng làm nên hình tượng của những anh hùng xưng bá võ lâm, đặc biệt là tín vật của Cái Bang.

Đả Cẩu Bổng là tín vật được truyền lại từ các đời chủ Cái Bang, hình dáng bên ngoài giống thân cây trúc, gắn liền với tên tuổi của Hồng Thất Công, Hoàng Dung, Kiều Phong và Sử Hồng Ngọc. Đả Cẩu Bổng tượng trưng cho uy quyền của Cái Bang - "thấy Đả Cẩu Bổng như thấy bang chủ".

Nguồn gốc của Đả Cẩu Bổng

Đả Cẩu Bổng pháp có nghĩa là dùng gậy trúc để đánh ác cẩu, cho nên lúc đi hành khất các nhân vật trong Cái Bang thường mang theo một cây đả cẩu bổng để phòng khi chó dữ tấn công. Đả Cẩu Bổng pháp thường rất nhanh nhẹn, linh động, tùy cơ ứng biến. Bổng pháp này là do kinh nghiệm thực tế đánh ác cẩu mà đúc kết thành bí kiếp.

Đả Cẩu Bổng pháp do một người ăn mày sáng tạo ra.

Đả Cẩu Bổng pháp do một người ăn mày sáng tạo ra.

Văn hoá Trung Quốc có một câu chuyện ngụ ngôn riêng để kể về điển tích này. Theo đó, vào thời Bắc Tống, có một tên địa chủ giàu có nhưng rất keo kiệt tên là Vương Toán. Lần nọ, có một người ăn xin tới gõ cửa gia phủ của họ Vương để cầu thực. Hắn vốn không có ý cho đồ ăn ngược lại còn muốn đuổi người ăn xin đi. Tuy nhiên, trong nhà đang tiếp khách quý nên hắn muốn tỏ ra là một người tốt bụng. Hắn liền nghĩ tới một kế bảo gia nhân mời người ăn mày vào trong phủ, lấy cơm thừa của chó bố thí cho ông ta sau đó lập tức đóng cửa thả chó.

Người ăn mày đáng thương sau đó không được nhận được đồ ăn mà còn bị đám chó nhà Vương Toán hành cho một trận tơi tả. Vì nuôi hận trong lòng, người ăn mày đã tự dùng cây gậy của mình và sáng tạo ra những thế đòn chống trả lại loài chó. Sau đó, ông đặt tên cho nó là “Đả Cẩu Bổng pháp” và phổ biến võ công này cho những người hành khất. Mục đích bộ võ công cốt dùng để trị đám chó dại hay cắn xằng, đặc biệt là những kẻ giàu tiền tài, tâm tà ác như lão địa chủ Vương Toán.

Đả Cẩu Bổng – binh khí uy lực vô song

Về sau, do kinh nghiệm thực tế đánh ác cẩu mà người của Cái Bang đã đúc kết thành bí kíp. Sau nhiều đời chưởng môn, bí kíp này cũng dần được cải biến, trở thành sự tinh diệu của bổng pháp với kình lực mạnh mẽ, đạt đến cảnh giới của võ thuật Trung Hoa. Đả Cẩu Bổng pháp cùng Hàng Long Thập Bát chưởng được xem là võ học trấn phái. Tuy nhiên, Hàng Long Thập Bát chưởng có thể được truyền cho người không phải bang chủ. Đả Cẩu Bổng pháp lại là võ công chỉ Bang chủ Cái Bang khi kế nhiệm mới được truyền thụ.

Hồng Thất Công sử dụng Đả Cẩu Bổng pháp uy trấn giang hồ.

Hồng Thất Công sử dụng Đả Cẩu Bổng pháp uy trấn giang hồ.

Môn bổng pháp yêu cầu 3 nguyên tắc căn bản: Chỉ có bang chủ mới được sử cây trúc bổng xanh biếc, chỉ có người học được công phu này mới được lên làm bang chủ và chỉ có bang chủ mới có quyền dạy cho người kế tục sự nghiệp của mình. Cây trúc bổng trở thành tín vật tượng trưng cho quyền uy bang chủ, thấy nó như thấy bang chủ. 

Trên thực tế, Đả cẩu bổng pháp bao gồm 36 chiêu thức, chia theo 8 chữ khẩu quyết: buộc, đập, trói, đâm, khều, dẫn, khoá, xoay. Kỹ pháp này thi triển theo đường lối "Tứ lạng bạt thiên cân" (Bốn lạng bạt ngàn cân). Tuỳ tình hình địch thủ mà có thể sử dụng 1 trong 8 chữ khẩu quyết này là có thể giành chiến thắng. Điểm lợi hại của bài võ này là người võ công kém hơn khi đụng đối thủ mạnh cũng có thể chiến thắng, bởi chiêu thức Đả cẩu bổng pháp được coi là rất tinh diệu, biến ảo.

Nhờ Hoàng Dung, Đả Cẩu Bổng pháp được biết đến rộng rãi.

Nhờ Hoàng Dung, Đả Cẩu Bổng pháp được biết đến rộng rãi.

Trong vòng mấy trăm năm, Cái Bang gặp họa nguy khốn, bang chủ phải thường xuyên ra mặt dùng Đả Cẩu Bổng pháp diệt tà trừ ác khiến cho quần tà phải khiếp sợ. Cây gậy trúc bình thường nhưng khi sử dụng thì trở nên một đường bổng pháp nhẹ nhàng, thanh thoát. Khi lâm trận, nó đủ sức hóa giải những loại võ công thuần âm cực độc như Cửu Âm Bạch Cốt trảo hoặc võ công thuần dương cương mãnh như Hàng Long Thập Bát chưởng.

Từ lâu. Đả cẩu bổng đã nổi danh nhưng mãi cho đến đời Hồng Thất Công, bang chủ đời 18 của Cái Bang thì mới thật sự uy trấn giang hồ và tới đời Hoàng Dung thì được biết đến rộng rãi. Trong “Anh hùng xạ điêu”, Hồng Thất Công lúc này là đương nhiệm bang chủ Cái Bang, trong một lần bôn tẩu giang hồ, vô tình gặp cặp tình nhân trẻ tuổi Quách Tĩnh và Hoàng Dung. Hoàng Dung nhanh chóng nhận ra đây chính là vị tiền bối Cửu Chỉ thần cái lừng danh nên ra sức nấu ăn, chế ra các món ngon miệng để dẫn dụ ông, khiến ông dạy cho Quách Tĩnh trọn bộ Hàng Long Thập Bát chưởng. Bản thân nàng cũng được ông truyền cho quyền pháp Tiêu Dao Du.

Sau này khi Hồng Thất Công bị Âu Dương Phong đả thương, cùng Hoàng Dung trôi dạt vào Áp Quỷ Đảo, tưởng mình không qua khỏi, ông tiếp tục dạy nàng Đả Cẩu Bổng pháp và truyền chức bang chủ Cái Bang cho nàng.

Video: Dương Quá dùng Đả Cầu Bổng đánh bại Hoắc Đô.

Trong tác phẩm "Thần điêu đại hiệp", Dương Quá may mắn đã được Hồng Thất Công truyền cho bộ bổng pháp này. Lúc trên đỉnh núi tuyết, Bắc Cái Hồng Thất Công và Tây Độc Âu Dương Phong quyết chiến nhiều ngày bất phân thắng bại khiến cho nội lực cả hai đều cạn kiệt. Vì thế, cả hai người lần lượt truyền thụ võ công cho Dương Quá bằng miệng, dùng anh làm "mẫu" thi triển để đấu võ học với nhau. Vì thế, Dương Quá đã tập được một phần chiêu thức của Đả Cẩu Bổng pháp.

Về sau, tại đại hội anh hùng, Hoàng Dung đã truyền khẩu quyết cho Dương Quá. Từ đó, anh trở thành người duy nhất không phải bang chủ Cái Bang luyện được môn bổng pháp này. Nhờ vậy, Dương Quá đã đánh cho Kim Luân Pháp Vương không có cách chống trả.

Nguồn: [Link nguồn]

Vợ chồng ”Lệnh Hồ Xung” gần 30 năm không ăn thịt, không sinh con: Tuổi U60 gây ngỡ ngàng

Cặp minh tinh đình đám luôn tìm mọi cách để níu giữ vẻ đẹp thanh xuân.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyệt Lương ([Tên nguồn])
Phim Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN