Bộ phim gợi tình nhất của điện ảnh Hoa Kỳ thế kỷ 20
"American Beauty" gợi ra những gì đẹp đẽ và mục rỗng nhất của xã hội Mỹ, cái hào nhoáng đi cùng sự rác rưởi.
Thế giới điện ảnh có nhiều bộ phim hay nhưng không có cơ hội lan tỏa rộng rãi đến khán giả. Ai đã xem những bộ phim này đều muốn chia sẻ đến mọi người bởi sự cảm động, sâu sắc, nhân văn, lãng mạn... Những bộ phim như thế sẽ được giới thiệu tới độc giả vào lúc 11h, thứ 5 hàng tuần, mời các bạn đón đọc! |
Trailer của bộ phim
Năm 1999, American Beauty ra mắt khán giả. Từ đó đến này, đây vẫn được coi là một trong những bộ phim gợi tình đầy ẩn ý của điện ảnh Mỹ.
Các nhà phê bình đã nhìn nhận phim là tác phẩm trào phúng ám chỉ đến quan niệm về cái đẹp và sự thỏa mãn bản thân của tầng lớp trung lưu Hoa Kỳ; phân tích tập trung vào các khía cạnh lãng mạn và tình cảm loạn luân, tình dục, cái đẹp, chủ nghĩa duy vật, sự tự giải thoát và chuộc lỗi của bản thân.
Trong bộ phim có rất nhiều chi tiết gợi tình
Hợp tác cùng đạo diễn Sam Mendes, nhà biên kịch Alan Ball đã chắp bút cho American Beauty bằng bối cảnh ngoại ô nước Mỹ những năm 1990, một gia đình điển hình cho mô hình gia đình của nước Mỹ.
Nam diễn viên Kevin Spacey thủ vai Lester Burnham, một nhân viên văn phòng gặp phải khủng hoảng ở lứa tuổi trung niên khi nảy sinh tình cảm với bạn thân của cô con gái thiếu niên của mình, Angela Hayes (Mena Suvari).
Annette Bening góp mặt trong vai người vợ thực dụng của Lester, trong khi Thora Birch vào vai đứa con gái bất an của họ, Jane.
Sam Mendes vẫn là một cái tên mới vào thời điểm ấy. Vậy nên hãng Dream Work chỉ đồng ý chi trả 15 triệu đô-la Mỹ để sản xuất bộ phim này. Thế nhưng đến cuối cùng, American Beauty đã mang về đến 350 triệu USD và trở thành bộ phim đáng xem nhất năm đó, cùng với 5 giải Oscar.
Cái tên của bộ phim “Vẻ đẹp Mỹ” lại xoay quanh cuộc khủng hoảng tuổi trung niên của nhân vật chính Lester Burnham.
Như nhiều người đàn ông khác, khi tưởng đã có mọi thứ trong tay, có công việc, địa vị, một ngôi nhà đẹp ở vùng ngoại ô yên bình, vợ thành đạt và một cô con gái thì Lester nhận ra, ông ta thực ra chẳng có bất cứ gì cả.
Lester Burnham gần như là một người đàn ông tuổi trung niên thất bại
“Tôi sẽ chết trong một năm nữa”, Lester liên tục nói câu thoại này trong suốt cả bộ phim. Và American Beauty là cuộc nổi dậy của Lester thoát ra khỏi sự mục rỗng vô nghĩa của dòng chảy cuộc sống.
Vợ Lester - Carolyn (Annette Bening) một nhân vật theo kiểu mẫu điển hình. Là một nhân viên môi giới bất động sản, Carolyn giỏi giang đến mức cay nghiệt với tất cả thành viên trong gia đình. Lúc nào Carolyn cũng tạo ra một vỏ bọc hoàn hảo, từ vẻ ngoài của cô ta cho đến cả vườn hồng rực rỡ phía trước nhà.
Còn con gái Lester – Jane (Thora Birch) là một cô bé 15 tuổi u sầu, nổi loạn ngầm, chán ghét chính gia đình của mình và tìm mọi cách dành dụm tiền để bơm ngực, cho dù động lực của việc này không phải là được đàn ông để ý tới mà chỉ là cố gắng làm họ đau khổ vì những thứ họ không thể có được.
“Cả vợ và con gái đều nghĩ tôi là kẻ thua cuộc”, Lester phàn nàn. Nhưng mỗi người trong gia đình Burnham đều có lý do để đối xử với nhau như thế. Như những mảnh ghép đầy miễn cưỡng, họ phải cố gò ép bản thân để sống với mong muốn của người khác trong một tập hợp gọi là gia đình.
Anh ta bị người vợ của mình kiểm soát
Mọi thứ đã thay đổi Lester khi anh ta và vợ đến xem buổi biểu diễn của cô con gái. Trên sàn diễn, ông ta đã nhìn thấy thiên thần của đời mình Angela (Mena Suvari), bạn học lớp trung học của con gái mình. Có sai khi một người đàn ông ở độ tuổi 40 của anh ta ham muốn sau một cô gái tuổi teen?
Bất kỳ người đàn ông trung thực nào hiểu điều này là một câu hỏi phức tạp. Không đúng đạo đức và bất hợp pháp, chắc chắn. Nhưng đàn ông được sinh ra với dây thần kinh đi thẳng từ mắt họ đến bộ phận sinh dục, bỏ qua các trung tâm tư duy cao hơn. Họ có thể không chấp nhận những suy nghĩ này, nhưng họ không thể ngăn mình không có nó.
Nhưng American Beauty không phải là bộ phim về mối tình lệch tuổi kiểu như Lolita. Đây là khao khát tuổi trẻ, sự tôn trọng, quyền lực và tất nhiên là cả vẻ đẹp. Ý nghĩ của Lester về Angela là không tinh khiết, nhưng không lầm lạc; Anh muốn làm những gì người đàn ông được lập trình để làm, với người phụ nữ đẹp nhất anh từng nhìn thấy.
Và Lester bắt đầu có những ảo giác tình dục với người bạn thân của cô con gái
Angela là chất xúc tác để cho Lester tìm mọi cách thay đổi thực tại chán ngắt, buồn tẻ của mình. Anh bắt đầu có những mộng tưởng tình dục về Angela, với biểu trưng là những cánh hoa hồng rơi lặp lại nhiều lần.
Lester bị buộc thôi việc, anh ta đã tống tiền lại ông chủ của mình và xin vào làm tại một cửa hàng đồ ăn nhanh để tìm lại cảm giác của tuổi 20. Anh ta còn làm mọi cách chỉ để Angela chú ý đến mình.
Đạo diễn Mendes gọi American Beauty là một trong những bộ phim về sự cầm tù và giải thoát khỏi sự giam cầm. Sự buồn tẻ của nhân vật Lester biểu hiện thông qua nơi làm việc ảm đạm và khó tả cùng phục trang tầm thường.
Chính lúc bản năng tình dục của nhân vật thức tỉnh khi gặp Angela là điểm khởi đầu của nhiều bước ngoặt khác, như lúc anh bắt đầu "rũ bỏ đi trách nhiệm trong cuộc sống an nhàn mà anh vốn khinh miệt”.
Sự giả dối len lỏi trong cả gia đình Lester Burnham
American Beauty hoàn toàn không tối tăm hay méo mó. Bộ phim nói nhiều hơn về nỗi buồn và sự cô đơn. Không ai trong American Beauty thực sự xấu xa hay độc ác. Chỉ vì xã hội muốn thế, họ đã không còn trở thành chính mình hoặc cảm thấy vui vẻ nữa.
Cho đến tận phút cuối cùng, Lester cũng vẫn chưa có được điều anh ta thực sự mong muốn. Anh ta làm những thứ liều lĩnh và dại dột trong bộ phim này, nhưng đã không còn tự lừa dối mình.
Anh ta biết anh đã trở nên hoang dã và đốt cháy mọi thứ sau một thời gian sống rỗng tuếch để đổi lấy những khoảnh khắc tự do. Lester có thể đã mất tất cả mọi thứ vào cuối phim, nhưng anh ấy không còn là kẻ thất bại.