Trận đấu nổi bật

caroline-vs-xinyu
Mutua Madrid Open
Caroline Garcia
2
Xinyu Wang
0
mirra-vs-linda
Mutua Madrid Open
Mirra Andreeva
2
Linda Noskova
1
lucia-vs-elena
Mutua Madrid Open
Lucia Bronzetti
0
Elena Rybakina
2
lorenzo-vs-thiago
Mutua Madrid Open
Lorenzo Musetti
0
Thiago Seyboth Wild
2
andrey-vs-facundo
Mutua Madrid Open
Andrey Rublev
2
Facundo Bagnis
0
hubert-vs-jack
Mutua Madrid Open
Hubert Hurkacz
2
Jack Draper
0
alexander-vs-carlos
Mutua Madrid Open
Alexander Shevchenko
0
Carlos Alcaraz
2
mariano-vs-holger
Mutua Madrid Open
Mariano Navone
0
Holger Rune
0
borna-vs-alexander
Mutua Madrid Open
Borna Coric
-
Alexander Zverev
-

F1 2013: Cái khó của công nghệ DDRS (P2)

Để DDRS hoạt động một cách hiệu quả thì nó phải vận hành một cách chuẩn xác.

Vấn đề mà đội ngũ kỹ thuật của các đội đua phải cân nhắc kỹ khi áp dụng trong mùa giải mới bởi để DDRS hoạt động một cách hiệu quả thì nó phải vận hành một cách chuẩn xác. Qua việc thử nghiệm của Mercedes và Lotus trong một số chặng đua năm 2012 thì không phải lúc nào nó cũng đem lại hiệu quả cao nhất. Hạn chế của nó chính là sau khi đạt được vận tốc cực đại tại đoạn thẳng được phép kích hoạt DRS thì tại góc cua sau đoạn thẳng đó chiếc xe khó có thể đạt downforce đủ để chiếc xe ổn định độ cân bằng khi vào cua, nếu chiếc xe không đạt độ ổn định khi vào cua sẽ làm nó bị trượt ngang ra khỏi đường chạy. Nó hiệu quả cao đối với đoạn thẳng cho phép kích hoạt DRS nhưng lại hoàn toàn mất tác dụng tại các góc cua, đặc biệt là các góc cua liên tiếp, thực tế trên đường đua F1 đoạn thẳng được phép sử dụng DRS rất hạn chế trong khi các góc cua thì nhiều.

Mặt khác để chiếc xe đua F1 đạt được tốc độ cao như vậy thì các kỹ sư thiết kế phải tính toán về mặt khí động học một cách toàn diện. Toàn bộ chiếc xe đua F1 là một khối thống nhất và hoàn chỉnh, các thiết kế liên quan mật thiết với nhau và hoạt động hỗ trợ nhau, liên quan mật thiết với nhau. Khi áp dụng DDRS vào vận hành nó có thể ảnh hưởng đến tổng thể chung về mặt khí động học của chiếc xe F1 và có thể dẫn đến hoạt động của toàn bộ hệ thống không đạt hiệu năng cao nhất.

F1 2013: Cái khó của công nghệ DDRS (P2) - 1

F1 2013: Cái khó của công nghệ DDRS (P2) - 2

F1 2013: Cái khó của công nghệ DDRS (P2) - 3

Hệ thống DDRS của Lotus và Mercedes

Để giải quyết được vấn đề này đội ngũ kỹ sư thiết kế phải tính toán sao cho việc kích hoạt và thời điểm kết thúc vận hành DRS&DDRS một cách chính xác nhất để chiếc xe đạt vận tốc cự đại tại đoạn thẳng dài nhất trên đường đua nhưng cũng phải đạt được downforce khi vào cua ở cuối đoạn thẳng để chiếc xe phải đạt được độ cân bằng cần thiết. Và bản thân nó phải tương thích với toàn bộ các thiết kế sẵn có trên chiếc xe.

Để hiểu được khó khăn này, như lời ông Ross Brawn – Chủ tịch đội đua Mercedes – nói: Hệ thống này có thể đem đến lợi thế ở một số chặng đua nhất định, chứ không phải tất cả các chặng đua. Đặc tính mỗi đường đua khác nhau, có thể sau đoạn thẳng dài là một góc cua tốc độ thấp hay cao khác nhau. Chính vì vậy nên DDRS không phải lúc nào cũng đạt hiệu quả cao nhất cho tất cả các đường đua.

F1 2013: Cái khó của công nghệ DDRS (P2) - 4

Ross Brawn –nhà điều hành đội đua kiệt xuất của làng F1

Với đội đua Lotus thì các gói nâng cấp hệ thống DDRS trong nửa cuối năm 2012 tại từng chặng đua cụ thể vẫn chưa đạt hiệu quả tối ưu. Bắt đầu áp dụng DDRS từ chặng Bỉ nhưng đến sau khi kết thúc chặng Hàn quốc họ đã tuyên bố không sử dụng DDRS từ chặng Nhật bản. Ông James Allison – Giám đốc kỹ thuật của đội đua Lotus – cũng là một chuyên gia hàng đầu về khí động học nói, mặc dù hệ thống DDRS đã bị cấm nhưng về cơ bản thiết kế của chúng tôi là hoàn toàn khác so với hệ thống của Mercedes. Và nó không vi phạm quy định cấm của FIA.

Vì vậy, ngoài Mercedes và Lotus vẫn xác định tiếp tục đầu tư nghiên cứu nâng cấp hệ thống DDRS nhằm làm cho nó đạt hiệu quả cao trong mùa giải 2013. Các đội đua khác cũng không thể làm ngơ mà bỏ qua công nghệ này, điều họ đang phân vân là nó đem lại hiệu quả thế nào cho chiếc xe của mình và hiệu quả nó đem lại có đáng để đầu tư hay không?! Quan trọng hơn nữa là hiệu quả hiện tại mà nó đem lại chỉ cho một số đường đua cụ thể hay tất cả các đường đua khác nhau. Công nghệ này mặc dù đã bị FIA cấm sử dụng trong năm 2013 nhưng quy định cấm của FIA lại nêu khá rõ ràng các cấu tạo và chi tiết kỹ thuật bị cấm, điều này vô tình lại tạo cơ hội cho các đội đua đầu tư nghiên cứu các biến thể của DDRS để áp dụng vào thực tiễn miễn là công nghệ này không vi phạm các quy định cấm của FIA!

HẾT

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Danica Patrick
F1 2024 - Đua xe công thức 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN