Đắm mình trong kho báu số một nước Mỹ

Đầm lầy Everglades là vùng hoang dã cận nhiệt đới lớn nhất còn lại của Mỹ. Đầm lầy Everlades là một kho báu thiên nhiên quý giá độc nhất của vùng Nam Florida, Mỹ. Nơi đây được công nhận là vùng hoang dã cận nhiệt đới lớn nhất còn lại của đất nước này.

Khu vực này bao gồm hàng triệu m2 đầm lầy cỏ răng cưa, rừng ngập mặn và những cây phong nằm giữa vùng đất ngập nước. Đây cũng là ngôi nhà của nhiều loài động vật hoang dã kỳ lạ và quý hiếm.

Đắm mình trong kho báu số một nước Mỹ - 1

Nước ở vùng Nam Florida chảy theo hướng từ con sông Kissimmee vào hồ Okeechobee. Sau đó, dòng chảy chuyển hướng về phía Nam qua vùng đất trũng thấp đến vịnh Biscayne và vịnh Florida.

Đắm mình trong kho báu số một nước Mỹ - 2

Dòng chảy chậm chạp và nông này tạo ra cho địa hình ở đây những “bức khảm” lớn, đó chính là các ao, đầm lầy và rừng tuyệt đẹp. Qua quá trình phát triển lâu dài hàng trăm năm, nơi này giờ đây đã biến thành một hệ sinh thái cân bằng - một tuyệt tác của thiên nhiên.

Đắm mình trong kho báu số một nước Mỹ - 3

Vùng đầm lầy Everglades là ngôi nhà của rất nhiều loài chim như loài diệc trắng lớn, cò, chim sẻ bờ biển… Bên cạnh đó, ở đây còn có loài rắn đầu đen Miami, lợn biển và báo Florida cư trú.

Đắm mình trong kho báu số một nước Mỹ - 4

Đắm mình trong kho báu số một nước Mỹ - 5

Cùng với sự đa dạng về hệ động vật là sự phong phú của hệ thực vật với các loại cây ngập nước như cỏ răng cưa, cây gọng vó, cây bách, cây thông và thậm chí cả những cây hoa lan xinh đẹp.

Nơi đây cũng được biết đến là địa điểm duy nhất trên trái đất mà loài cá sấu mõm dài Mỹ có thể cùng chung sống với loài cá sấu thường.

Vào một khoảng thời gian chiến tranh trước đây, đầm lầy này còn là nơi trú ẩn của dân tộc Seminole và Miccosukee. Mặc dù vậy, họ đã tìm được cách chung sống hài hòa mà không can thiệp vào sự cân bằng tổng thể của toàn hệ sinh thái.

Đắm mình trong kho báu số một nước Mỹ - 6

Những cư dân ban đầu tại đây coi Everglades chỉ là một vùng đất vô giá trị. Vào những năm 1800, các nhà quy hoạch bắt đầu đào kênh rạch để thoát nước. Từ năm 1905 - 1910, một khoảng đất rộng lớn của Everglades được chuyển đổi để sử dụng như đất dùng cho nông nghiệp.

Vùng đất mới này kích thích sự bùng nổ của một cơn sốt đất của Nam Florida. Với việc xây dựng tuyến đường sắt đầu tiên xuống bán đảo Florida, chẳng bao lâu sau nơi đây đã tràn ngập khách du lịch. Những con kênh, đường và các ngôi nhà mới liên tiếp mọc lên đã dần dần chiếm chỗ của các “cư dân tự nhiên” của Everglades này.

Đắm mình trong kho báu số một nước Mỹ - 7

Những biến đổi mạnh mẽ tại vùng đất ngập nước ở đầm lầy kết hợp với sự gia tăng dân số đã hủy hoại cả hệ thống tự nhiên của Everglades.

Chính vì vậy mà công viên quốc gia Everglades đã được thành lập. Công viên này là khu bảo tồn quốc gia đầu tiên được thành lập để bảo vệ và duy trì sự đa dạng sinh học cũng như tài nguyên tự nhiên, chứ không đơn giản chỉ là tạo ra các khu vui chơi tự nhiên.

Đắm mình trong kho báu số một nước Mỹ - 8

Cuộc “xâm lấn” của con người ở đây lên tới cực điểm khi vào thập niên 1960, chính phủ liên bang đã xem xét muốn xây dựng một sân bay quốc tế trong khu vực đầm lầy này. Những nhà môi trường học của Florida kịch liệt phản đối quyết định ấy.

Đắm mình trong kho báu số một nước Mỹ - 9

Sau đó, họ đã thành lập ra một tổ chức bảo vệ khu đầm lầy lấy tên là: “Những người bạn của Everglades” và thực hiện chiến dịch mạnh mẽ: “Cứu lấy Everglades”.

Chiến dịch thành công và kế hoạch sân bay đã bị hủy bỏ. Không dừng lại ở đó, chiến dịch vẫn tiếp tục phát triển để bảo vệ và phục hồi lại môi trường tự nhiên cho Everglades.

Đắm mình trong kho báu số một nước Mỹ - 10

Ngày nay, 50% vùng đất ngập nước của Nam Florida đã biến mất. Số lượng chim hoang dã cũng giảm đến 90% và tất cả những loài động vật đều rơi vào trạng thái nguy hiểm cần được bảo vệ.

Đắm mình trong kho báu số một nước Mỹ - 11

Tuy nhiên, cũng đã có nhiều tổ chức và kế hoạch được đề ra nhằm phục hồi, bảo vệ và bảo tồn hệ sinh thái đa dạng của Everglades. Chính vì vậy, chúng ta vẫn có thể tin vào một tương lai tươi sáng cho “dòng sông cỏ” này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN