Công ty từng là biểu tượng công nghiệp toàn cầu sụp đổ, lụi tàn sau vinh quang

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

General Electric Co., mô hình của một tập đoàn hiện đại trong nhiều thập kỷ, đã sụp đổ. Tuần này, gã khổng lồ công nghiệp đã thông báo rằng họ sẽ tự tách mình thành ba công ty chuyên biệt. Điều gì đã giết chết GE?

Wall Street Journal nhận định, sự suy thoái và sụp đổ của công ty này khá tương đồng với những ngọn lửa như Enron Corp. vào năm 2001, Lehman Brothers Holdings Inc. vào năm 2008 hay Theranos Inc. vào năm 2018. Những vụ nổ ngoạn mục như vậy khiến cho các công ty dường như đi từ vinh quang đến thất bại chỉ trong chớp mắt.

Công ty từng là biểu tượng công nghiệp toàn cầu sụp đổ, lụi tàn sau vinh quang - 1

Văn hóa doanh nghiệp của GE tự hào về việc nâng tầm quản lý lên thành một loại khoa học. Tuy nhiên, việc giải thể công ty chỉ ra một thực tế mà nhiều giám đốc điều hành không muốn thừa nhận: Quản lý rất quan trọng, nhưng nó không quan trọng nhiều như bạn nghĩ (đặc biệt nếu bạn là quản lý).

GE được thành lập vào năm 1892. Trong nhiều thập kỷ, công ty này luôn thúc đẩy sự phát triển từ việc thị trường chứng khoán ưa thích cổ phiếu của các tập đoàn và chuyên môn hóa các ngành kinh doanh trọng tâm. Tập đoàn này kinh doanh ở nhiều lĩnh vực: hàng tiêu dùng, năng lượng và điện, dịch vụ tài chính, cơ sở hạ tầng, công nghệ (có cả y tế), truyền thông.

Jack Welch – giám đốc điều hành GE từ năm 1981 đến 2001, đã áp dụng cả 2 cách đó. Ông thực hiện gần 1.000 thương vụ thâu tóm và những thỏa thuận khác, đảm bảo gần như toàn bộ đều nằm trong số ít các phân khúc trên.

Vào mùa xuân năm 2000, ngay cả khi cổ phiếu internet sụp đổ, giá trị thị trường của GE vẫn tăng lên, đạt đỉnh cao nhất trong số tất cả các cổ phiếu của Hoa Kỳ với gần 550 tỷ USD. Ngay cả vào đầu tháng 10 năm 2008, GE vẫn là công ty lớn thứ hai, theo Trung tâm Nghiên cứu Giá cả An ninh.

Sau đó, tất cả đã sụp đổ. Vào cuối tháng 3 năm 2009, giá trị thị trường của GE đã giảm xuống còn 105 tỷ USD từ 214 tỷ USD khi GE Capital tan chảy dưới sức nóng của những rủi ro quá lớn mà công ty này phải gánh chịu.

Cuộc khủng hoảng đó đã kéo dài hàng thập kỷ. Nicholas Heymann, cựu kiểm toán viên nội bộ của GE, hiện là nhà phân tích chứng khoán tại William Blair & Co., đã theo dõi công ty gần 40 năm. Ông cho rằng những rắc rối của GE ít nhất bắt nguồn từ năm 2000 - 2001, khi ông Welch trì hoãn việc nghỉ hưu để định hình lại GE bằng cách tiếp quản tập đoàn đối thủ của nó, Honeywell International Inc.

Sự thành công trong nhiều thập kỷ đã dẫn đến tâm lý tự mãn. Rita McGrath – giáo sư ngành quản lý tại Trường Kinh doanh Columbia, là người nghiên cứu về sự thay đổi của doanh nghiệp và tư vấn cho GE. Bà cho biết, đầu những năm 2000, các nhà quản lý của công ty này thường có quan điểm "không quan trọng là chúng tôi làm gì, vấn đề là cách quản lý của chúng tôi." GE luôn tự tin rằng "công nghệ quản lý sẽ cứu họ".

Đầu những năm 2010, GE đã chi khoảng 5 tỷ USD để phát triển nền tảng phân tích và big data cho lĩnh vực "internet công nghiệp", được gọi là Predix. Tuy nhiên, số tiền này vẫn không là gì so với các tập đoàn công nghệ khác và kế hoạch cũng được đưa ra sai thời điểm.

Tương tự như vậy, thương vụ 10 tỷ USD của GE với Alstom vào năm 2015 được thực hiện một phần bởi họ tin rằng khí đốt tự nhiên vẫn là nhiên liệu chính cho các nhà máy điện. Hiện tại, dẫn đầu xu hướng là năng lượng xanh. GE đã tham gia vào cuộc đua này, nhưng vẫn là "muộn màng". 1 trong 3 công ty của GE sau khi chia tách sẽ tập trung vào "năng lượng giá phải chăng, đáng tin cậy và bền vững".

Trong thị trường ngày nay, các quỹ giao dịch hối đoái đã thực hiện đa dạng hóa dễ dàng. Hầu hết các nhà đầu tư có thể muốn các CEO tập trung vào một số doanh nghiệp chứ không phải cung cấp một loạt các doanh nghiệp để các nhà đầu tư có thể tự tái tạo trong một quỹ ETF với chi phí thấp và rủi ro thấp hơn. Vì vậy, các tập đoàn công nghiệp đang trên đà suy yếu, ít nhất là vào lúc này. Huyền thoại rằng quản lý vĩ đại luôn có thể tạo ra những điều kỳ diệu cũng đang đi vào con đường như vậy.

Chưa từng một lần báo lỗ, tài sản ngắn hạn khổng lồ, tại sao Evergrande vẫn bên bờ vực phá sản?

Evergrande là tập đoàn bất động sản lớn thứ 2 Trung Quốc nhưng lại đứng đầu thế giới với khoản nợ khổng lồ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo WSJ) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN