Hai ông bầu hàng đầu của bóng đá Việt: Người hốt bạc, kẻ ngậm ngùi thua lỗ

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Là hai ông bầu hàng đầu của làng bóng đá Việt Nam nhưng kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp liên quan đến bầu Đức và bầu Hiển vẫn đang trái ngược. Theo đó, HAGL Group của bầu Đức tiếp tục có quý kinh doanh thua lỗ do chi phí tài chính tăng mạnh. Trong khi bầu Hiển tiếp tục ghi nhận lãi trăm tỷ đồng từ mảng ngân hàng.

Doanh thu trái cây tăng nhưng doanh nghiệp của bầu Đức vẫn lỗ

Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (mã chứng khoán: HAG) của ông bầu bóng đá Đoàn Nguyên Đức vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2020 và kết quả kinh doanh hợp nhất 6 tháng đầu năm 2020. Trong quý II/2020, HAG ghi nhận doanh thu 647 tỷ đồng, tăng tới 135 tỷ đồng so với doanh thu 512 tỷ cùng kỳ năm ngoái. Trong đó riêng mảng trái cây chiếm tỷ trọng lớn với doanh thu 525 tỷ đồng, ghi nhận mức tăng 117 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2019.

Hai ông bầu hàng đầu của bóng đá Việt: Người hốt bạc, kẻ ngậm ngùi thua lỗ - 1

Doanh thu tăng nhưng giá vốn bán hàng của HAG cũng tăng mạnh từ 361 tỷ đồng của quý II/2019 tăng lên thành 511 tỷ đồng quý này khiến lợi nhuận gộp của doanh nghiệp chỉ còn 124,5 tỷ đồng, giảm đáng kể so với con số 151,2 tỷ đồng của cùng kỳ năm 2019.

Trong kỳ, doanh thu tài chính trong kỳ tăng 69 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2019 là do lãi cho vay giảm 25 tỷ đồng so với cùng kỳ. Doanh thu tài chính khác tăng 95 tỷ đồng do tập đoàn hoàn nhập chi phí trích trước.

Chi phí tài chính vẫn chiếm tỷ trọng lớn dù đã giảm mạnh còn 286,5 tỷ đồng so với 400,7 tỷ đồng cùng kỳ năm trước, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng được tiết giảm mạnh. Kết quả, HAG ghi nhận lãi sau thuế công ty mẹ hơn 10 tỷ, song toàn Công ty vẫn còn lỗ sau thuế hơn 65 tỷ (cùng kỳ lỗ 728 tỷ). Trong đó, khoản lỗ từ cổ đông không kiểm soát hơn 75 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ hơn 180,5 tỷ).

Luỹ kế nửa đầu năm, HAG ghi nhận 1.483 tỷ doanh thu - tăng gần 61%. Trong đó, doanh thu tăng mạnh chủ yếu đến từ doanh thu bán trái cây, tăng gấp đôi cùng kỳ lên 1.220 tỷ đồng. Khấu trừ chi phí, công ty còn lỗ sau thuế 132 tỷ đồng, cải thiện lớn so với con số lỗ 706 tỷ đồng nửa đầu năm ngoái.

Ghi nhận đến thời điểm 30/6/2020, tổng nợ vay ngân hàng công ty giảm, ngược lại vay nợ cá nhân, tổ chức khác tính chung với trái phiếu tăng mạnh. Kết quả, dư nợ HAG tăng từ 14.698 tỷ lên 17.874,5 tỷ đồng.

Bầu Hiển lãi trăm tỷ từ mảng ngân hàng

Trái ngược với tình trạng kinh doanh thua lỗ của bầu Đức, trong quý II/2020, ông bầu Đỗ Quang Hiển của CLB Hà Nội FC ghi nhận lãi hàng trăm tỷ đồng từ mảng ngân hàng.

Ngân hàng SHB tiếp tục báo lãi lớn trong quý II/2020

Ngân hàng SHB tiếp tục báo lãi lớn trong quý II/2020

Báo cáo tài chính quý II/2020 của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) ghi nhận doanh thu 7.879 tỷ đồng, tăng đáng kể so với doanh thu 6.923 nghìn tỷ đồng cùng kỳ năm 2019.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, SHB ghi nhận doanh thu 15.340 tỷ đồng tăng hơn 2.600 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2019 (12.715 tỷ đồng). Trong quý II/2020, chi phí lãi và các chi phí tương tự lãi của SHB hết 5.560  tỷ đồng, giúp ngân hàng đạt lãi thuần 2.319 tỷ đồng.

Sau khi trừ đi các chi phí khác, lợi nhuận trước thuế của SHB trong quý II/2020 đạt 918 tỷ đồng, tăng nhẹ so với con số 894 tỷ đồng cùng kỳ năm 2019. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, tổng lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 1.662 tỷ đồng.

Lợi nhuận sau thuế của SHB đạt 743 tỷ đồng, tăng 40 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2019. Sau 6 tháng đầu năm, ngân hàng SHB của ông bầu Đỗ Quang Hiển ghi nhận lợi nhuận 1.329 tỷ đồng, tăng 20 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.

Hai ông bầu hàng đầu của bóng đá Việt: Người hốt bạc, kẻ ngậm ngùi thua lỗ - 3

Đến ngày 30/6/2020, Ngân hàng SHB có tổng tài sản là 391,4 nghìn tỷ đồng tăng đáng kể so với con số 365,2 nghìn tỷ đồng so với đầu năm 2020. Trong đó, tiền gửi của khách hàng đến cuối quý II/2020 ghi nhận là 279,5 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 20 nghìn tỷ đồng so với đầu năm.

Mới đây SHB được Moody’s giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm với triển vọng ổn định. Trong đó, chỉ số xếp hạng Tiền gửi dài hạn (Nội tệ và ngoại tệ) ở mức B2; chỉ số rủi ro đối tác dài hạn (Nội tệ và ngoại tệ) ở mức B1… Bên cạnh đó, công ty tài chính tiêu dùng SHB Finance cũng được Moody’s đánh giá triển vọng ổn định.

Nguồn: [Link nguồn]

Sau khi xuất gia, đại gia Lê Phước Vũ bỏ siêu dự án thép 10 tỷ USD, giải thể loạt công ty con

Sau gần 4 năm từ khi thông qua chủ trương đầu tư, Tập đoàn Hoa Sen của đại gia Lê Phước Vũ đã quyết định từ bỏ siêu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Trung Kiên ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN