Sự khác biệt trong việc sử dụng emoji giữa các quốc gia

Trong khi người Pháp thích sử dụng các emoji trái tim, người Nga chuộng emoji lãng mạn,... thì người Mỹ lại có xu hướng dùng các emoji dành cho người đồng tính, song tính hoặc chuyển giới.

Ngày nay, ngoài những dòng chữ khi nhắn tin thì người dùng thiết bị di động còn có thể sử dụng biểu tượng mặt cười (emoji) để thể hiện cảm xúc.

Theo SwiftKey - một nhà cung cấp ứng dụng bàn phím ảo cho smartphone, họ ghi nhận hơn 1 tỉ biểu tượng cảm xúc được gửi đi bởi hàng triệu người dùng trong khoảng thời gian từ tháng 10/2014 tới tháng 1/2015.

SwiftKey chia 800 biểu tượng cảm xúc thành 60 nhóm khác nhau. Và họ đã theo dõi thói quen chia sẻ biểu tượng cảm xúc của 16 nhóm người khác nhau dựa trên ngôn ngữ sử dụng. Sau đó, họ tính trung bình việc sử dụng emoji của từng nhóm trong 60 nhóm emoji rồi so sánh với các nhóm người.

Một số kết quả:

- Người nói tiếng Ả Rập dùng các emoji hoa lá hoặc các biểu tượng thực vật thể hiện cảm xúc nhiều hơn 4 lần mức trung bình. Ngoài ra, nhóm người này cũng thích sử dụng emoji có hình ông mặt trời.

- Người nói tiếng Pháp sử dụng các biểu tượng emoji hình trái tim nhiều hơn 4 lần mức trung bình. So với tất cả các nhóm emoji mà họ sử dụng thì 86% trong số đó là emoji hình trái tim.

Sự khác biệt trong việc sử dụng emoji giữa các quốc gia - 1

Tỷ lệ sử dụng các nhóm biểu tượng cảm xúc: Mặt cười hạnh phúc, hình trái tim,... 

- Người nói tiếng Nga thì sử dụng các biểu tượng lãng mạn nhiều gấp 3 lần mức trung bình.

- Người Úc sử dụng gấp đôi số lượng emoji liên quan tới rượu so với mức trung bình.

- Trong khi đó, người Canada sử dụng các biểu tượng cảm xúc liên quan tới tiền nhiều gấp hai lần mức trung bình.

- Người nói tiếng Malaysia sử dụng các emoji vui vẻ nhiều gấp đôi so với mức trung bình. Tuy nhiên, tỉ lệ sử dụng biểu tượng vui nhiều nhất phải kể đến là người Nga.

- Người Mỹ có xu hướng sử dụng các emoji liên quan LGBT (người đồng tính, song tính hoặc chuyển giới) nhiều hơn 30% so với mức trung bình. Đó là các biểu tượng có hình cầu vồng hoặc những người cùng giới tính cầm tay nhau.

Nghiên cứu kết luận, nhìn chung khoảng 70% biểu tượng cảm xúc được sử dụng mang tính tích cực, chỉ 15% mang tính tiêu cực.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN