Robot Nga thay phi hành gia "lái" tàu vũ trụ lên trạm ISS

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Chú robot Fedor do Nga sản xuất đã thay các phi hành gia ngồi ở ghế lái và cùng tàu vũ trụ Soyuz MS-14 bay lên không gian phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học.

Tàu vũ trụ Soyuz đưa Fedor lên không gian. Video: YouTube

Cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos ngày 22-8 phóng một tàu vũ trụ Soyuz 2.1a MS-14 không người lái mang chú robot tên Fedor, cao 180cm, nặng 160kg và có hình dáng giống người lên Trạm không gian quốc tế (ISS) từ sân bay vũ trụ Baikonur, theo RT.

Tàu vũ trụ Soyuz thường được điều khiển bởi 3 phi hành gia trong các chuyến bay lên không gian. Tuy nhiên, trong chuyến bay lần này, tàu Soyuz được điều khiển tự động để thử nghiệm hệ thống cứu hộ khẩn cấp mới. Fedor theo đó đã thay phi hành gia ngồi ở ghế lái.

Theo Sputnik, trước khi khởi hành, chú robot đã lặp lại câu nói nổi tiếng của phi hành gia Yuri Gagarin - người đầu tiên trên thế giới bay vào không gian: "Hãy lên đường thôi! Đi nào!".

Robot Fedor học cách mô phỏng hoạt động của con người. Ảnh: EPA

Robot Fedor học cách mô phỏng hoạt động của con người. Ảnh: EPA

Tàu Soyuz cùng Fedor dự kiến ghép nối với ISS vào sáng 24-8. Fedor sẽ trên ISS 13 ngày để học cách hỗ trợ công việc của các phi hành gia rồi trở về trái đất ngày 7-9 tới cùng nhiều thông tin khoa học quý giá.

Giám đốc phụ trách các chương trình khoa học trong tương lai thuộc Roscosmos, ông Alexander Bloshenko, nói Nga kì vọng những chú robot như Fedor sẽ giúp con người thực hiện các nhiệm vụ ngoài không gian như sửa chữa các bộ phận của tàu vũ trụ bị hư hỏng.

"Fedor có khả năng sao chép các hoạt động của con người, một kỹ năng quan trọng cho phép robot này hỗ trợ các phi hành gia từ xa", ông Alexander Bloshenko tiết lộ và cho biết chú robot có thể hoạt động ở cả môi trường phóng xạ nguy hiểm.

SpaceX tiết lộ nguyên nhân bất ngờ gây ra vụ tai nạn nổ tàu vũ trụ tối tân

Vụ nổ tàu vũ trụ tối tân SpaceX Crew Dragon vừa qua khiến ngành công nghiệp hàng không vũ trụ của Mỹ chấn động. Mới...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Khoa Uyên ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN