Phát hiện nước và "dấu hiệu của khói" ở... thiên hà khác

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Một thiên hà 12 tỉ năm tuổi cho thấy những "hạt mầm" của sự sống đã được ươm ngay trong vũ trụ sơ khai.

Sử dụng siêu kính viễn vọng ALMA đặt tại sa mạc tử thần Atacama của Chile, nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi Đại học Illinois (Mỹ) đã phát hiện được các phân tử của nước và carbon monoxide ở thiên hà hình thành sao SPT-S J031132-5823.4, là thành quả của sự tái hợp 2 thiên hà trong vũ trụ sơ khai.

Thiên hà hình thành sao vừa được phát hiện từ vũ trụ sơ khai - Ảnh: LMA / ESO / NAOJ / NRAO / S. Dagnello, NRAO.

Thiên hà hình thành sao vừa được phát hiện từ vũ trụ sơ khai - Ảnh: LMA / ESO / NAOJ / NRAO / S. Dagnello, NRAO.

Theo Sci-News, SPT-S J031132-5823.4 cách chúng ta gần 13 tỉ năm ánh sáng, điều này có nghĩa là hình ảnh từ nó, đến tận 13 tỉ năm sau người Trái Đất mới nhìn thấy! Do đó hình ảnh mà ALMA thu được là khi thiên hà đôi này tồn tại trong "buổi bình minh vũ trụ" - khi vũ trụ mới 780 triệu năm tuổi, khoảng 5% độ tuổi bây giờ.

Đây là hệ thống phát sáng hồng ngoại lớn nhất thuộc Kỷ nguyên Tái ion hóa của vũ trụ từng được phát hiện, những ngôi sao đang hình thành bên trong thiên hà đôi cũng thuộc lứa sao già nhất vũ trụ.

SPT-S J031132-5823.4 vẫn đang trong quá trình hợp nhất 2 thiên hà cũ và các nhà thiên văn dự đoán nó sẽ trở thành một thiên hà hình elip.

Tiến sĩ Sreevani Jarugula từ Đại học Illinois, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết các tín hiệu của nước và CO - thứ mà ngày nay thường tồn tại trong các loại khói - cho thấy những thứ cần thiết cho sự sống đã được ươm mầm từ rất lâu trong vũ trụ sơ khai. Những khối khí và bụi chứa đầy đủ những thứ cần thiết này chỉ chờ đợi được nén thành những ngôi sao rồi những hành tinh, trong đó có các thế giới có sự sống như thế giới của chúng ta.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Astrophysical Journal.

Nguồn: [Link nguồn]

Va chạm của hai ngôi sao neutron có thể phun ra nhiều vàng và bạch kim hơn

Hai ngôi sao chết giàu neutron va chạm vào nhau và phun ra nhiều vàng, bạch kim và các nguyên tố nặng khác. Sự kiện này đã...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN