NASA bất ngờ hủy bỏ vụ phóng thử tên lửa lên Mặt trăng ở phút thứ 20 đếm ngược

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

NASA đã đột ngột hủy bỏ cuộc phóng thử nghiệm tên lửa khổng lồ "Mega Moon" lên Mặt trăng trước 9 giây so với lịch trình phóng dự định khi đồng hồ đếm ngược báo còn 29 giây.

Vụ phóng tên lửa khổng lồ Mega Moon lên Mặt trăng bị bất ngờ hủy bỏ

Vụ phóng tên lửa khổng lồ Mega Moon lên Mặt trăng bị bất ngờ hủy bỏ

Các quan chức của NASA đã viện dẫn sự cố rò rỉ hydro lỏng bên trong tên lửa là lý do chính khiến cuộc thử nghiệm bị kết thúc đột ngột.

Đây là nỗ lực bị hủy bỏ lần thứ tư liên tiếp để hoàn thành một cuộc diễn tập phóng tên lửa hùng mạnh - chính thức được gọi là Hệ thống Phóng Không gian (SLS). Tuy nhiên, ngay cả khi vụ rò rỉ vào phút cuối gây ảnh hưởng đến mọi thứ, các kỹ sư đã hoàn thành nhiều mục tiêu phóng hơn bao giờ hết, lần đầu tiên tiếp nhiên liệu thành công cho tên lửa vũ trụ sâu.

"Tôi có thể nói rằng, phần lớn các mục tiêu của chúng tôi đã được đáp ứng", Charlie Blackwell-Thompson, giám đốc phóng cho sứ mệnh Artemis của NASA, nói trong một cuộc họp báo sau cuộc kiểm tra khi mục đích của lần phóng này là đưa phụ nữ và cũng là người da màu đầu tiên lên Mặt trăng và thiết lập một căn cứ lâu dài ở đó.

SLS là tên lửa mạnh nhất của NASA từng được chế tạo. SLS cao 98 m - cao hơn cả Tượng Nữ thần Tự do - và nặng 2,6 triệu kg.

Tên lửa này ngắn hơn một chút so với tên lửa Saturn V của NASA, được sử dụng trong các sứ mệnh Apollo của những năm 1960 và 70, nhưng SLS bù lại sức mạnh. SLS sẽ có khả năng vận chuyển 4 triệu kg, lực đẩy mạnh hơn 15% so với lực đẩy 3,4 triệu kg của Saturn V.

Như vậy, SLS sẽ có thể vận chuyển hơn 30 tấn hàng hóa lên Mặt trăng, sẽ bao gồm cả vật liệu để thiết lập căn cứ thường trực đầu tiên tại cực nam của Mặt Trăng.

Nguồn: [Link nguồn]

Bằng chứng sốc: Trái Đất có nguy cơ bị ”kẻ thù không ngờ” xé toạc

Một thế giới nằm cách 86 năm ánh sáng đã đem đến một "cửa sổ thời gian" giúp các nhà khoa học tiên đoán về tương lai Trái Đất.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hà Thu (theo Live Science) ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN