Một báu vật tiết lộ “thế giới ngoài hành tinh” ngay trên địa cầu!

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Một phiến đá có giá trị khoa học vô song ở Tây Bắc Canada chứng minh hành tinh chúng ta đã từng là một quả cầu chết chóc y hệt Sao Hỏa hoặc Sao Kim.

Báu vật đó là một phiến granite 4 tỉ năm tuổi, là phiến đá cổ xưa nhất mà các nhà khoa học từng tìm thấy trên hành tinh, theo SciTech Daily.

Nó là chìa khóa quan trọng trong việc giải mã thời kỳ mà Trái Đất đã biến đổi ngoạn mục để chúng ta và mọi sinh vật sống khác có cơ hội tồn tại ngày nay.

Trái Đất vào Liên đại Hỏa Thành (từ khi ra đời đến 3,8 tỉ năm trước) là quả cầu liền mạch, chết chóc như các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời - Ảnh đồ họa từ SPACE

Trái Đất vào Liên đại Hỏa Thành (từ khi ra đời đến 3,8 tỉ năm trước) là quả cầu liền mạch, chết chóc như các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời - Ảnh đồ họa từ SPACE

Trong toàn bộ các thiên thể đã biết trong vũ trụ, Trái Đất là hành tinh duy nhất được khẳng định có sự sống và cũng là hành tinh duy nhất được xác định có hoạt động kiến tạo mảng.

Vỏ hành tinh của chúng ta không liền mạch, mà gồm khoảng 20 mảng lớn nhỏ, liên tục di chuyển, khiến các lục địa và đại dương nhiều lần "khắc nhập, khắc xuất" trong 4,5 tỉ năm lịch sử.

Quá trình này cực kỳ quan trọng trong việc duy trì môi trường phù hợp với sự sống, bao gồm một bầu khí quyển ổn định, các điều kiện để thúc đẩy phản ứng sinh ra sự sống sơ khai, sự cân bằng hóa học cần thiết...

Nhưng phiến granite được nhóm nghiên cứu Trung Quốc - Úc - Canada dẫn đầu bởi GS Li Xianhua từ Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc tìm hiểu lại cho thấy Trái Đất đã không sinh ra trong điều kiện tốt như thế.

Và mãi đến 4 tỉ năm trước, khi Trái Đất khoảng hơn 500 triệu tuổi, nó vẫn là khối cầu rắn chết chóc, vỏ liền mạch như Sao Kim hoặc Sao Hỏa.

Điều này được kết luận thông qua việc phân tích hóa học trong phiến đá granite, cho thấy các đồng vị silic (Si) và oxy (O) - hai nguyên tố phổ biến hàng đầu trong vỏ Trái Đất - không phù hợp với đá đã thông quá trình "tái chế", cụ thể là thiếu đồng vị Si nặng.

Bởi nếu có kiến tạo mảng, toàn bộ đá bề mặt, đá lớp phủ sẽ phải trải qua một cuộc trộn lẫn, nhào nặn, tái chế quy mô lớn. Quá trình này thông qua một hiện tượng cấp dưới là hút chìm sẽ phải đưa đáy biển cổ giàu đồng vị Si nặng vào lòng đất, tái chế rồi phun ra lại thành granite ở một vị trí khác trên địa cầu.

Granite thiếu Si nặng tức địa cầu chưa hút chìm. Sau khi sàng lọc cẩn thận, các nhà nghiên cứu xác định Trái Đất vẫn tĩnh lặng như thế thêm 200 triệu năm nữa. Đá granite 3,8 tỉ năm tuổi đã là "đá của sự sống", thể hiện rõ việc đã từng bị "tái chế" bởi kiến tạo mảng.

Việc xác định niên đại này là bước tiến lớn, cực kỳ quan trọng trong việc tìm hiểu điều gì đã thôi thúc hành tinh biến đổi cũng như sự biến đổi ấy bắt đầu như thế nào.

Nguồn: [Link nguồn]

Chụp được hình ảnh tuyệt đẹp về ngôi sao xa nhất

Các quan sát mới của Kính viễn vọng Không gian James Webb cho thấy, ngôi sao cổ đại Earendel nóng hơn gấp đôi so với mặt trời và sáng hơn khoảng một triệu lần.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN