Chi tiết 5 tính năng của chế độ siêu bảo mật trên iOS 16

Sự kiện: iOS 16

Chế độ bảo mật mạnh mẽ mới của Apple được thiết kế cho những người dùng đặc biệt như tổng thống, nhà báo hoặc nhà hoạt động của chính phủ.

Theo TechRadar, khi iOS 16 chính thức phát hành vào mùa thu này, Apple cũng mang đến cho người dùng một chế độ bảo mật mới, Lockdown Mode.

Chế độ này cũng sẽ xuất hiện trên macOS Ventura và iPadOS 16, nhưng có vẻ như nó không thích hợp với tất cả mọi người. Vì được trang bị khả năng bảo mật mạnh mẽ, Lockdown Mode được thiết kế phù hợp với những người dùng có nguy cơ bị tấn công an ninh mạng theo cấp chính phủ, chẳng hạn như Tổng thống Mỹ. Ngoài ra nó cũng có thể dành cho người đứng đầu cơ quan chức năng địa phương, những nhà báo và cả người dùng iPhone thông thường muốn trải nghiệm.

Chế độ Lockdown Mode là cách tiếp cận bảo mật mới của Apple, khi được kích hoạt trên iPhone, nó sẽ triển khai 5 biện pháp bảo vệ, bất kỳ biện pháp bảo vệ nào trong số đó có thể khiến iPhone của bạn trở nên khó sử dụng, nhưng sẽ an toàn hơn rất nhiều.

Những biện pháp bảo vệ của Lockdown Mode gồm:

- Ngoài hình ảnh, những loại tệp đính kèm trong tin nhắn đều bị chặn và chế độ xem trước đường dẫn trang web sẽ bị tắt.

- Trong Safari, một số công nghệ web, như JIT JavaScript sẽ bị vô hiệu hóa. Nhưng có thể loại trừ một trang web tin cậy khỏi Lockdown Mode.

- Vô hiệu hóa hoặc chặn một số dịch vụ của Apple như yêu cầu cuộc gọi FaceTime đến từ những người gọi không xác định (những người mà trước đây bạn chưa từng tương tác qua Facetime).

- Kết nối có dây với máy tính hoặc phụ kiện sẽ bị chặn khi iPhone đang trong trạng thái khóa.

- Bạn không thể cài đặt cấu hình và sẽ không thể đăng ký thiết bị trong tính Mobile device management (MDM).

Khi được kích hoạt cùng nhau, tất cả những điều này có thể giảm đáng kể các phương thức tấn công trên iPhone, iPad và Mac.

Chế độ Lockdown Mode được giới thiệu trên iOS 16.

Chế độ Lockdown Mode được giới thiệu trên iOS 16.

Apple cũng cho biết việc thêm cả 3 nền tảng iPhone, iPad và Mac vào ma trận bảo mật sẽ giúp “tăng cường hơn nữa khả năng bảo vệ thiết bị và hạn chế nghiêm ngặt các chức năng nhất định, giảm mạnh sức tấn công có khả năng bị khai thác bởi phần mềm gián điệp đánh thuê.”

Mặc dù mức độ truy cập bị hạn chế này dường như là quá mức cần thiết đối với người dùng hoặc doanh nhân bình thường, nhưng nhiều người khác sẽ thấy Lockdown Mode hữu ích, trong đó có những người sở hữu điện thoại được kết nối với nhiều ứng dụng, dịch vụ và danh bạ liên quan đến chính phủ, cơ quan thực thi pháp luật, cơ sở hạ tầng, các nhóm nhân quyền và báo cáo tin tức.

Mục tiêu của Apple với Lockdown Mode

Năm ngoái, Apple đã thông báo cho hàng nghìn người dùng iPhone, gồm cả các quan chức chính phủ, rằng họ đã bị nhắm mục tiêu bởi những kẻ tấn công do nhà nước tài trợ. Vào tháng 11/2021, Apple đã kiện NSO, công ty mà họ tin rằng chịu trách nhiệm tạo ra phần mềm gián điệp, một cáo buộc mà NSO đã bác bỏ.

Tuy nhiên, Apple vẫn mang sáng kiến ​​bảo mật này vào cuộc chiến đó, vì Lockdown Mode được thiết kế với mục tiêu rõ ràng để bảo vệ iPhone trước các cuộc tấn công như NSO.

Việc Lockdown Mode xuất hiện đã gây ngạc nhiên vì nó chưa từng được công bố tại WWDC 2022. Ivan Krstić, người đứng đầu mảng Security Engineering and Architecture (cấu trúc và kỹ thuật bảo mật) của Apple, đã lưu ý trong bản phát hành rằng “Mặc dù phần lớn người dùng sẽ không là nạn nhân của các cuộc tấn công mạng có mục tiêu cấp cao, nhưng chúng tôi sẽ làm việc không mệt mỏi để bảo vệ số ít người dùng cần đến sự an toàn.”

Ngày trước, các quan chức chính phủ, bao gồm cả Tổng thống Mỹ, thường được nhận những chiếc điện thoại chuyên dụng và có tính bảo mật cao, nhưng một số người báo cáo vẫn sử dụng iPhone cá nhân của họ. Lockdown Mode của iOS 16 có thể là một giải pháp để cung cấp cho các quan chức khả năng bảo vệ iPhone cá nhân.

Nguồn: [Link nguồn]

iOS 16 sẽ khiến iPhone trở thành thiết bị ”bất khả xâm phạm”

Apple đã thông báo rằng họ sẽ thêm một tính năng mới có tên Lockdown Mode cho iPhone, iPad và Mac qua bản cập nhật sắp tới.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Bạch Ngân ([Tên nguồn])
iOS 16 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN