Bán online, hàng quán phấn khởi vì ‘nổ’ hàng trăm đơn mỗi ngày

Được phục vụ tại chỗ sau thời gian dài giãn cách, không ít hàng quán tại TP.HCM vẫn chọn bán online để vừa tiết kiệm chi phí, đảm bảo an toàn vừa có cơ hội “chốt” trăm đơn mỗi ngày.

Thêm nhiều đơn, vẫn đảm bảo quy định an toàn

Chọn hình thức bán qua app giao nhận thức ăn, chị Huyền - chủ quán nem nướng Diệu Anh (Ngõ 75 Hồ Tùng Mậu, Q. Cầu Giấy, Hà Nội) vui mừng cho biết: “Mở từ 7h sáng đến 10h tối, hiện giờ, trung bình mỗi ngày quán bán khoảng từ 200 – 300 đơn, những hôm cao điểm cuối tuần có thể lên đến 500 đơn.”

Theo chị, dịch còn diễn biến phức tạp, vì thế hình thức bán online như hiện tại vẫn phù hợp và đảm bảo nhất. Quán “có đơn đều đều" là nhờ tham gia nhiều chương trình hỗ trợ từ các nền tảng giao nhận thức ăn. 

“Phía các nền tảng giao nhận thức ăn luôn có những hỗ trợ cho quán vừa và nhỏ tăng đơn, đặc biệt trong mùa dịch này nên mình không lo không có khách.”, chị Huyền chia sẻ thêm.

Cũng như chị Huyền, quán Cơm Tấm Ni Mập (Q.10, TP.HCM) của anh Huy có thể bán ra từ 500-600 suất cơm. Với diện tích khiêm tốn chỉ vỏn vẹn trên dưới 30m2, nếu không chọn mở thêm “chi nhánh online" sẽ khó lòng phục vụ hết “công suất", đặc biệt trong những khung giờ cao điểm, đó là chưa kể phải đảm bảo những quy định an toàn mùa dịch. 

Quán cơm tấm chốt 500 đơn/ngày theo hình thức bán online

Quán cơm tấm chốt 500 đơn/ngày theo hình thức bán online

Do quán mới, chưa có tên tuổi, để tiếp cận khách hàng tốt nhất và giảm chi phí mặt bằng, phục vụ, anh Huy đã chọn “lên app" bên cạnh phục vụ tại chỗ.

“Hiện tại quán có mặt hầu như trên mọi nền tảng giao nhận thức ăn, trong đó, lượng đơn hàng trên GrabFood vẫn chiếm đa số, khoảng 70% tổng đơn của quán. Kể từ đầu tháng 10/2021, quán gần như hoạt động bình thường sau thời gian giãn cách. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn duy trì bán online vì đó vẫn là kênh bán chính, “nguồn sống” của quán từ trước đến nay.”, anh Huy cho biết.

Một mô hình, nhiều lợi ích

Có thể nói, “lên app” là hình thức kinh doanh mà bất cứ nhà hàng, quán ăn nào cũng áp dụng nếu muốn có khách, đặc biệt trong giai đoạn “bình thường mới”. Ngoài những lợi ích về mặt vận hành như: không cần mặt bằng, không lo chuyện shipper, có thể tập trung cải thiện chất lượng món ăn…, quán còn có thể tận dụng những chương trình khuyến mại từ các nền tảng giao nhận thức ăn để thu hút khách hàng. Trong đó, GrabFood với Grab Ngon Rẻ đã được các nhà hàng, quán ăn xác nhận về tính hiệu quả, giúp họ không chỉ bám trụ và còn phát triển kinh doanh hơn nữa trong mùa dịch.

Các chương trình hỗ trợ không chỉ giúp các đối tác nhà hàng phát triển kinh doanh mà còn mang lại nhiều lợi ích cho người dùng

Các chương trình hỗ trợ không chỉ giúp các đối tác nhà hàng phát triển kinh doanh mà còn mang lại nhiều lợi ích cho người dùng

Theo anh Huy (cơm tấm Ni Mập, TP.HCM), tham gia những chương trình hỗ trợ như Grab Ngon Rẻ giúp thu hút nhiều khách hàng hơn, nhất là khi người dùng đặt đơn qua GrabFood sẽ nhận được 3 lần ưu đãi gồm giảm trực tiếp trên món ăn, trên tổng đơn hàng và cả phí ship.

“Lúc cao điểm có khi đến 400 đơn/ngày chỉ từ chương trình Grab Ngon Rẻ. Nói chung, đây là hình thức hợp tác nhiều bên cùng có lợi: khách đặt món nhanh, an toàn, tiết kiệm; quán không lo “đầu ra” khó trong mùa dịch, thay vào đó tập trung nâng cao chất lượng món để phục vụ khách tốt hơn. Quán cũng được tăng độ hiển thị, về sau sẽ có nhiều khách biết đến hơn” – anh Huy nói thêm. Anh còn cho biết, ngoài những hỗ trợ về marketing, vào giờ cao điểm, Grab còn luân phiên cử người hỗ trợ tại quán như điều phối shipper đậu xe, nhắc nhở giữ khoảng cách cũng như đảm bảo các tiêu chí an toàn 5K khi giao – nhận món.

Cũng đưa quán “lên app” GrabFood từ sớm và tham gia mô hình Grab Ngon Rẻ, anh Tân, chủ quán bún đậu Mẹt 395 Cây Trâm (Q. Gò Vấp, TP.HCM) chia sẻ, quán nhỏ của anh vẫn “sống khoẻ”, đảm bảo mỗi ngày trung bình từ 100 – 200 đơn hàng.

“Bản thân tôi cũng chả rành công nghệ mấy đâu, được tư vấn Grab Ngon Rẻ hợp lý thì gật đầu, chạy thử thì thấy hiệu quả thật. Nói chung tôi cứ “khoán” hết cho ứng dụng giao đồ ăn, mình chủ yếu lo tập trung duy trì chất lượng món đảm bảo, ngon, lành, không tăng giá thì sẽ có khách thường xuyên. Dịch nên quán cũng không dám đón khách tại chỗ mấy. Tóm lại giờ phần đơn hàng thì tôi không lo, bán trên GrabFood cũng rất ổn rồi.” – anh Tân vui vẻ cho biết.

Lên app từ sớm là cách để quán tăng doanh thu và trụ vững qua mùa dịch. Mặt khác, việc lựa chọn tham gia những mô hình giúp tối ưu hoá việc vận hành là rất quan trọng. Theo kinh nghiệm của các chủ quán ăn, quán chưa cần tham gia nhiều chương trình của nhiều nền tảng giao thức ăn cùng lúc mà nên tập trung vào chương trình hiệu quả nhất.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN