203 ứng dụng bạn nên gỡ ngay để tránh mất tiền ngân hàng

Bộ Kinh tế số Thái Lan (DES) và Cơ quan An ninh Mạng Quốc gia (NCSA) vừa phát hiện 203 ứng dụng độc hại, được thiết kế để đánh cắp tiền ngân hàng của người dùng.

Theo tờ Bangkok Post, các nhà nghiên cứu tại DES và NCSA đã yêu cầu Google và Apple gỡ bỏ các ứng dụng độc hại khỏi kho ứng dụng.

Bộ trưởng DES - Chaiwut Thanakamanusorn nói rằng người dùng điện thoại AndroidiOS nên đảm bảo không cài đặt bất kỳ ứng dụng nào bị nhiễm phần mềm độc hại trong danh sách bên dưới. Đồng thời cập nhật thiết bị lên phiên bản mới nhất để tránh bị tin tặc khai thác dữ liệu, và đánh cắp tiền trong tài khoản ngân hàng.

Danh sách 203 ứng dụng độc hại được thiết kế để đánh cắp tài khoản ngân hàng trên Google Play và App Store:

203 ứng dụng bạn nên gỡ ngay để tránh mất tiền ngân hàng - 1

203 ứng dụng bạn nên gỡ ngay để tránh mất tiền ngân hàng - 2

203 ứng dụng bạn nên gỡ ngay để tránh mất tiền ngân hàng - 3

203 ứng dụng bạn nên gỡ ngay để tránh mất tiền ngân hàng - 4

203 ứng dụng bạn nên gỡ ngay để tránh mất tiền ngân hàng - 5

203 ứng dụng bạn nên gỡ ngay để tránh mất tiền ngân hàng - 6

203 ứng dụng bạn nên gỡ ngay để tránh mất tiền ngân hàng - 7

203 ứng dụng bạn nên gỡ ngay để tránh mất tiền ngân hàng - 8

203 ứng dụng bạn nên gỡ ngay để tránh mất tiền ngân hàng - 9

Bên cạnh đó, bạn cũng nên cẩn trọng khi mở email hoặc tin nhắn được gửi từ người lạ, thậm chí kể cả khi chúng được gửi từ bạn bè, người thân (xác nhận lại bằng cách gọi điện trực tiếp).

Bằng các kỹ thuật xã hội, kẻ gian sẽ dụ người dùng nhấp vào các liên kết đính kèm, cung cấp tài khoản ngân hàng, số thẻ tín dụng… và cuối cùng là đánh cắp tiền trong tài khoản.

Trợ lý thống đốc Ngân hàng Thái Lan (BoT) - Chayawadee Chai-Anant cho biết vì lý do an toàn, các ứng dụng ngân hàng di động và ví điện tử chỉ nên được sử dụng trên một thiết bị. Phía ngân hàng nhà nước cũng đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại cải thiện tính bảo mật cho các ứng dụng di động.

3 cách hạn chế mất tiền ngân hàng

- Không cài đặt các ứng dụng lạ, được chạy quảng cáo rầm rộ trên mạng xã hội.

- Đọc kỹ đánh giá của những người dùng trước đó để giảm bớt rủi ro trong quá trình sử dụng.

- Nếu cảm thấy điện thoại hao pin nhanh hơn sau khi cài đặt một ứng dụng nào đó, bạn hãy xóa chúng ngay lập tức. Tất nhiên, không phải phần mềm độc hại nào cũng được thiết kế để đánh cắp tiền ngân hàng, chúng có thể chạy ngầm, hiển thị quảng cáo… và việc này sẽ “ngốn” hết pin của điện thoại.

Nếu cảm thấy hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ bài viết trên Kỷ Nguyên Số cho nhiều người cùng biết, hoặc để lại bình luận nếu bạn có giải pháp bảo mật nào muốn chia sẻ cùng bạn đọc.

Nguồn: [Link nguồn]

LƯU Ý: Phát hiện mã cực độc trên điện thoại thông minh

mNhiều ứng dụng có chứa mã cực độc ‘Hook’ đã được phát tán thông qua kho ứng dụng Google Play dành cho nền tảng Android, khiến nhiều người dùng cài đặt vào thiết bị mà...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Tiểu Minh ([Tên nguồn])
Internet và những hiểm họa khôn lường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN