Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Fenerbahçe vs Lugano
Logo Fenerbahçe - FB Fenerbahçe
-
Logo Lugano - LUG Lugano
-
Partizan vs Dynamo Kyiv
Logo Partizan - PAR Partizan
-
Logo Dynamo Kyiv - DYN Dynamo Kyiv
-
Manchester United vs Fulham
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Logo Fulham - FUL Fulham
-
Ipswich Town vs Liverpool
Logo Ipswich Town - IPS Ipswich Town
-
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Nottingham Forest vs AFC Bournemouth
Logo Nottingham Forest - NFO Nottingham Forest
-
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Newcastle United vs Southampton
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Logo Southampton - SOU Southampton
-
Everton vs Brighton & Hove Albion
Logo Everton - EVE Everton
-
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Arsenal vs Wolverhampton Wanderers
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
West Ham United vs Aston Villa
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Brentford vs Crystal Palace
Logo Brentford - BRE Brentford
-
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Chelsea vs Manchester City
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-

Phía sau nền bóng đá “đại hạ giá”

Các CLB thuộc top 5 của bóng đá VN hằng năm họ tiêu tiền cho đội bóng với con số khoảng 100 tỉ đồng.

Rõ nhất là NaviBank SG, dù có những lúc không vào top 5, nhưng thống kê qua 3 mùa bóng là đi đứt 300 tỉ đồng.

Bây giờ thì LĐBĐ TPHCM - những người lên kế hoạch trong việc duy trì một đội bóng đá mùa chuyên nghiệp tới sẽ chi khoảng 27 tỉ đồng, đồng thời đã đề xuất UBND TPHCM hoặc giao cho một doanh nghiệp có tiềm năng, hoặc UBND TPHCM cho 7 tỉ đồng và phần còn lại vận động các doanh nghiệp chung tay.

Vì sao cùng một CLB, nhưng khi được điều chỉnh lại thì kinh phí lại xuống thấp đến thế?

Thực tế thì với câu hỏi trên, những nhà làm bóng đá đều hiểu đó là thời gian qua, bóng đá chuyên nghiệp ở nước ta đã bị rơi rớt rất nhiều từ những khoản mua, bán, đầu tư và thậm chí là đặt may một bộ quần áo nhái hàng hiệu.

Phía sau nền bóng đá “đại hạ giá” - 1

NaviBank SG đã tiêu hết 300 tỉ đồng trong 3 năm qua

Doanh nghiệp AB chuyên may trang phục nói rằng, có đội của một ông bầu nổi tiếng về ximăng đã nợ ông 700 triệu đồng từ hơn 2 năm qua, nhưng không đòi được. Tương tự, các doanh nghiệp may trang phục thể thao như Loan Anh cũng cho biết, rất nhiều đội còn nợ tiền trang phục của mình và đều là nợ lớn khó đòi.

Thử tưởng tượng tiền trang phục mà tới 700 triệu đồng thì các khoản khác sẽ như thế nào?

Chính các doanh nghiệp khi làm ăn với các đội bóng chuyên nghiệp đã than thở rằng, có khi họ phải xuất hóa đơn đến gấp 5 và thậm chí là gấp 10 lần giá trị thực của trang phục, vì đó là yêu cầu của người đặt hàng phải có phết, phẩy.

Sang đến chuyện mua bán cầu thủ cũng thế. HLV ăn phần HLV, “cò” ăn phần “cò” và nhà cung cấp ăn phần nhà cung cấp. Thế nên mới có chuyện các cầu thủ bây giờ cứ chạy đến “cò” để được nâng giá và để có nhiều tiền lót tay, dù phải chấp nhận lại quả cho “cò”.

Nói chuyện này, bầu Thắng từng kể chuyện ông muốn giữ Việt Thắng lại với ĐT.LA, nhưng khi còn đang thương lượng với Thắng chuyện tình nghĩa thì có “cò” đã ứng trước tiền tỉ để Thắng mua ôtô.

Tiền đổ cho bóng đá chuyên nghiệp lớn thật, nhưng không thể lên đến hơn 100 tỉ đồng nếu không bị “xén” nhiều đầu.

Đấy cũng là lời lý giải cho nhiều người tranh thủ làm bóng đá đã giàu lên một cách kỳ lạ, trong đó có không ít là HLV, là giám đốc điều hành.

Nhiều người đã tranh thủ “xẻ thịt” bóng đá mà không cần biết bóng đá được nuôi sống bằng gì.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyễn Nguyên (laodong)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN