Choáng váng khi lô đất 2,5 tỷ đồng mất giá 1 tỷ sau hơn nửa năm

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Lô đất từng được trả giá 2,5 tỷ đồng nhưng chỉ sau hơn nửa năm, cũng chính lô đất này chỉ được khách trả giá 1,5 tỷ đồng khiến người rao bán choáng váng.

Thị trường BĐS giao dịch trầm lắng trong bối cảnh các ngân hàng siết chặt tín dụng cho vay với lĩnh vực này khiến những người có nhu cầu rao bán đất, đặc biệt đất ở các tỉnh thời điểm này rơi vào hoàn cảnh “dở khóc, dở cười”.

Anh Nguyễn Văn Khương (Nam Định) cho biết từ cuối năm 2021, đầu năm 2022 các môi giới liên tục hỏi mua lại mảnh đất phân lô có diện tích 110 mét vuông tại Ninh Bình. Thời điểm đó, các môi giới đồng loạt đưa ra mức giá tới 2,5 tỷ đồng.

Tuy nhiên, do không cần tiền và cũng không biết bán đất rồi đầu tư vào đâu nên gia đình anh Khương quyết định giữ lại lô đất này với niềm tin rằng giá đất sẽ tiếp tục gia tăng khi người dân về ở nhiều hơn và các cụm công nghiệp xung quanh được đầu tư hoàn chỉnh.

Sau hơn nửa năm từ chối bán mảnh đất của mình, đến tháng 8 vừa qua khi có việc cần số tiền lớn, gia đình anh Khương tính tới việc bán mảnh đất đang sở hữu để trang trải cho công việc.

Nói là làm, anh đã nhờ các môi giới rao bán mảnh đất của mình. Tuy nhiên, điều khiến người đàn ông 42 tuổi này choáng váng chính là sự sụt giảm mạnh của thị trường BĐS khu vực anh rao bán. Theo đó, mức giá môi giới đưa ra cho lô đất của anh hiện nay chỉ còn 1,5 tỷ đồng, tức giảm tới 1 tỷ đồng chỉ sau hơn nửa năm.

“Gia đình đang tính đến việc thay đổi kế hoạch bán lô đất của mình bởi giá đất bị giảm sâu so với mức chào mua trước đây”, anh Khương chia sẻ.

Nhiều chủ đất chấp nhận thương lượng về giá trong bối cảnh thị trường trầm lắng

Nhiều chủ đất chấp nhận thương lượng về giá trong bối cảnh thị trường trầm lắng

Gia đình anh Khương không phải “nạn nhân” duy nhất bởi giá đất giảm sau khi thị trường BĐS ở các tỉnh bị “xì hơi” đột ngột trong thời gian gần đây.

Anh Minh (Bắc Ninh) cho biết, giữa năm 2021, anh có mua lô đất tại một dự án ở thành phố Từ Sơn với giá 45 triệu đồng/m2. Sau đó, lô đất này được môi giới đề nghị mua lại với giá 55 triệu đồng/m2, nhưng do chưa cần tiền lại nghĩ rằng giá đất tại đây sẽ còn tăng tiếp nên anh đã từ chối giao dịch.

Tuy nhiên, trước việc thị trường BĐS chững lại từ đầu năm 2022 đến nay, anh đã liên tục rao bán lô đất của mình với giá 55 triệu đồng/m2 nhưng không có ai mua. Anh có hạ giá xuống còn 50 triệu đồng/m2, rồi 45 triệu đồng/m2 bằng giá vốn nhưng cũng vẫn chưa giao dịch được.

Trong khi đó, anh Hải, một nhà đầu tư BĐS tại Hà Nội cũng chia sẻ từng kỳ vọng lô đất hàng trăm mét vuông đầu tư tại Nam Định giữa năm 2021 với số tiền 3,2 tỷ đồng sẽ tiếp tục tăng giá khi thị trường BĐS sôi động.

Tuy nhiên, do thị trường “xì hơi” đột ngột khiến anh đang phải rao bán cắt lỗ để thoát hàng. Nhà đầu tư này cho biết đang nhờ môi giới rao bán cắt lỗ 200 triệu đồng, nhưng thời gian qua vẫn chưa giao dịch được.

Trước việc nhiều người “sốc” khi lô đất của mình mất giá từ vài trăm triệu đến cả tỷ đồng chỉ trong một thời gian ngắn, chị Minh Phương, một nhà đầu tư BĐS nhiều năm kinh nghiệm tại TP HCM cho rằng thời gian qua thị trường bất động sản sôi động do nhiều người vay để "lướt sóng".

Tuy nhiên, việc thị trường bất động sản hạ nhiệt cộng với việc siết chặt tín dụng bất động sản sẽ làm cho các nhà đầu tư nhỏ bị ảnh hưởng về nguồn tiền dẫn đến không thể cân đối khi dùng đòn bẩy tài chính, buộc phải bán đi bất động sản đang nắm giữ. Nhiều người rao bán nhưng không thanh khoản được và bị ép giá.

Theo nhà đầu tư này, việc mua BĐS đầu tư chỉ nên sử dụng tiền nhàn rỗi, mua để đó rồi đi làm việc khác kiếm thêm thu nhập, vài năm sau nếu mảnh đất lên giá giúp người sở hữu có thêm tài sản. Chứ đầu tư BĐS chỉ 3-6 tháng đòi sinh lời ngay thì nên chọn kênh gửi tiết kiệm ngân hàng cho yên tâm.

Tương tự, ông Lê Quốc Kiên, một nhà đầu tư BĐS khác tại TP HCM cũng cho rằng trong bối cảnh hiện nay việc đầu cơ BĐS sẽ gặp khó khăn hơn so với ba năm vừa qua do nguồn vốn bị thắt chặt.

Theo ông Kiên, những nhà đầu tư đất nền bắt buộc phải sử dụng tiền nhàn rỗi (hoặc vốn vay bằng đường khác nhưng với tỉ trọng nhỏ hơn nhiều), và đầu tư trong trung - dài hạn (5-10 năm) chứ không thể lướt sóng ngắn hạn đẩy giá lên liên tục như ba năm qua.

Nguồn: [Link nguồn]

Chủ tịch Trần Hùng Huy mất hơn 20 tỷ đồng trong ngày “sân chơi nóng” tăng mạnh nhất 4 tháng

Trái ngược với đà phục hồi mạnh của thị trường chứng khoán trong phiên giao dịch ngày 5/10, khối tài sản của Chủ tịch Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) Trần Hùng Huy vẫn ghi nhận...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Nam ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN