Ức chế khi làm “chuyện ấy”!

Sự kiện: Những tâm sự hay

Lần nào làm chuyện ấy xong cháu cũng cảm giác ê chề, ức chế.

Thưa bác sĩ Lương Cần Liêm, người yêu của cháu là người rất hay “nổ”. Nổ to và nhiều đến mức bây giờ cháu chẳng còn dám tin vào những gì anh nói. Cháu đã nhiều phen muối mặt với bạn bè và người thân của mình vì những gì anh nói. Mới tối hôm qua thôi, anh còn nói với bố mẹ cháu là đang được mấy tập đoàn của Hoa Kỳ mời về làm việc với mức lương hàng nghìn đô la/tháng (sự thật là anh đang có nguy cơ thất nghiệp khi ngày ra trường đã cận kề). Bố mẹ cháu mặt mày rạng rỡ “mừng cho con gái gặp được người tài giỏi”, còn cháu thì trong lòng như bị sát muối.

Cháu yêu anh cũng một phần liên quan đến bác sĩ. Hồi năm ngoái, khi cháu mới là sinh viên năm nhất, cháu đọc được bài trả lời của bác sĩ trên mạng. Cháu chưa bao giờ đọc được một bài tư vấn nào hay như thế. Cháu còn nhớ như in bài ấy có tên là Giữa tình yêu và tình dục là gì? Người yêu cháu lúc ấy học hơn cháu hai lớp, chúng cháu gặp nhau trong thư viện. Thấy cháu đọc chăm chú bài của bác sĩ, anh ấy bảo anh ấy là “cháu về bên ngoại của bác sĩ”. Anh ấy giới thiệu cháu là bác sĩ đang sống tại Paris (Pháp), làm Chủ tịch Hội khoa học tâm lý, tâm thần Pháp – Việt, năm nào bác sĩ cũng trở về Việt Nam để tổ chức các hội thảo khoa học quốc tế… Rồi anh lên mạng chỉ cho cháu thêm nhiều bài trả lời rất hay khác của bác sĩ. Anh còn nói anh ấy là cầu nối để báo Sinh viên Việt Nam mời bác sĩ cộng tác nên cháy và bạn bè của cháu muốn hỏi gì thì cứ gửi anh để anh gửi đến bác sĩ. Cháu công nhận là anh ấy rất tâm lý khi gợi ý như vậy. Nhiều bạn bè của cháu (cả bạn của cháu nữa) đã nhờ anh gửi thẳng tâm sự đến bác sĩ. Chỉ ngay hôm sau là có câu trả lời. Bạn bè cháu ngưỡng mộ anh lắm! Cháu đương nhiên là rất tự hào rồi. Anh tấn công cháu dồn dập. Cộng thêm một “nhân thân tốt”, cháu nhận lời yêu anh chỉ sau ba tuần quen nhau.

Yêu nhau rồi, anh nói phải làm chuyện ấy vì nó là sự “thăng hoa” của tình yêu. Cháu không phản ứng vì cũng nghĩ như thế và cũng đã được anh “làm tư tưởng” khá kỹ. Nhưng cháu thấy anh không làm được như những gì anh nói. Nói chung là anh không làm cháu thỏa mãn. Anh lại cứ đổ hết cho lý do này, lý do kia mà không chịu nhận lỗi. Lần nào làm chuyện ấy xong cháu cũng thấy ê chề, ức chế. Cháu yêu cầu anh hỏi bác sĩ để có phương án. Anh ấy cứ khất lần hết lần này đến lần khác. Cháu suy luận và cứ ngờ ngợ về việc người yêu cháu là “cháu ngoại của bác sĩ”. Rồi cháu nghĩ về những câu trả lời mà bác sĩ đã tư vấn ngay tắp lự cho các bạn của cháu qua cầu người yêu của cháu: Chúng cứ chung chung, na ná nhau mà chẳng có tí chuyên môn nào. Cháu thắc mắc thì anh bảo cách trả lời trên báo khác, trả lời trực tiếp qua thư khác?! Sau thời gian đầu háo hức, gần đây các bạn cháu cũng không còn nhờ người yêu cháu gửi câu hỏi trực tiếp cho bác sĩ nữa. Đằng nào cháu cũng đã yêu rồi, nhưng cháu vẫn muốn viết thư hỏi thẳng bác sĩ có cháu nào hiện đang là sinh viên năm thứ tư một trường đại học ở Hà Nội không?

Một chuyện nữa hơi tế nhị, nhưng cháu cũng xin hỏi bác sĩ luôn là nếu khi làm chuyện ấy cháu không thấy “thăng hoa” như cháu tưởng tượng thì cháu có vấn đề gì tâm lý, tâm thần không ạ? Hầu như lần nào làm chuyện ấy cháu cũng trải qua các cảm giác hồi hộp, căng thẳng, chờ đợi, ức chế, sợ hãi, bực tức…

Một bạn đọc muốn giấu tên

Ức chế khi làm “chuyện ấy”! - 1

Khi làm chuyện ấy cháu không thấy “thăng hoa” như cháu tưởng tượng (Ảnh minh họa)

Ba góc của tâm lý

Đọc thư cháu, lúc đầu tôi tưởng như chuyện trẻ con, nhưng thật ra là rất phức tạp, thậm chí nghiêm trọng đấy.

Về mặt pháp luật, bạn trai của cháu đã phạm ba tội. 1) Tội nhận danh không có thật để được việc mình. Tức là phục vụ quyền lợi riêng tư bất chính; 2) Tội lừa đảo và bịp bợm người khác. Tức là tung tin thất thiệt nhằm lấy của cải, thu hút tinh thần người khác; 3) Tội khai có quan hệ quen biết với báo, lấy danh nghĩa và uy tín của cơ quan truyền thông. Khi tôi về Hà Nội, tôi sẽ đến cơ quan chức năng phản đối công dân này vì làm xấu tiếng tăm của tôi.

Về mặt đời sống xã hội, các hành vi như thế này là cơ hội tung tin giả, tin đồn. Ví dụ, tôi nói tôi là con ông to, đi xe “xịn” thì mọi người nên tin tôi khi thấy chiếc “Audi” tôi chạy!

Về mặt tâm lý thì có hai phần như thế này. 1) Tâm lý định nghĩa bản năng con người là một hình tam giác có ba góc. Góc 1 nhận thức thực tế và thực trạng khách quan qua cái chủ quan của mình là một người có óc khoa học. Ví dụ, yêu là phải sống thực với xã hội mà chúng ta đang sống. Góc 2 là những giá trị trừu tượng và biểu hiện cho khuôn khổ văn hóa và văn minh. Ví dụ như yêu là ý nghĩa như thế nào, có những “luật code” nào. Góc thứ 3 là khả năng và tài năng tưởng tượng cũng như suy diễn ý nghĩa thực tế và của những biểu hiện trừu tượng để cho cái hình tam giác “sống thật”. Ví dụ, tôi tưởng làm chuyện ấy như thế này, thế kia qua nghe bạn nói hoặc những giấc mơ theo tiểu thuyết, phim ảnh… Tôi tưởng tượng trên thực tế lập gia đình là phải đối đầu với mẹ chồng, nhưng tôi cũng mơ tưởng là trong đám cưới mình mặc váy như các cô đào Tây phương, đi phòng trà, giày cao gót nhọn… Tính con người là tùy mặt bằng tam giác này rộng hay hẹp… 2) Loạn tâm lý là một, hai hay ba góc này không có chuẩn đủ đủ rõ ràng, biến đổi nhanh do tư lợi hoặc ngược lại quá cứng không muốn thấy bên ngoài. Nếu sức tưởng tượng quá cao thì trí óc không nhìn sự thật như thật, không thấy những giá trị thiêng liêng mà tất cả đều chụm vào việc phục vụ sở thích của mình, đặc biệt là dâm dục. Ví dụ, với bất cứ giá nào người ta cũng phải tin mình để mình có cảm giác là sống. Nói láo như thật vì tôi nói thật một chuyện không có mà khi nói ra tôi tưởng là thật. Ví dụ, tôi nói “em yêu tôi” thì câu đó là có thật, là tình cảm của tôi. Nhưng khi tôi nói ra thì tôi lại tưởng tượng thật sự là “em yêu tôi” như tôi mong muốn. Loạn tâm lý gọi là “thoái bịa chuyện hoang đường” (mythomanie mythomania) xuất phát ban đầu là “chứng bại chuyện” (fabulation tiếng Pháp, tiến anh là confabulation).

Nhưng mà thôi! Tôi sẽ không đến nhà chức trách đâu vì đây là cơn loạn tình cảm của bạn trai này. Và tôi cũng chẳng có xe “xịn” hay con cháu gì học đại học… Không nên “mê mơ” những người nói hoạt bát mà không hành động thiết thực, làm mình “mất hứng” tưởng rằng mình bị “cấm” hạnh phúc, không bao giờ “thăng hao” đúng như giấc mơ lôi cuốn…

Bác sĩ Liêm

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Sinh Viên Việt Nam
Những tâm sự hay Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN