Tuyệt chiêu giúp mẹ dạy con hiểu rõ về kinh nguyệt

Bé gái hoàn toàn có thể mang thai và thực hiện chức năng làm mẹ khi có kinh nguyệt.

Cho dù có phản ứng thế nào thì lần đầu thấy kinh nguyệt đối với các bé gái chính là thời điểm quan trọng khi bé bắt đầu trở thành thiếu nữ. Phần lớn các bé gái sẽ thấy kỳ kinh nguyệt đầu tiên trong độ tuổi 12-13 tuổi.

Làm cha mẹ, nếu đợi đến khi các bé thấy kinh nguyệt mới giải thích cho các bé hiểu thì e rằng quá muộn. Nhưng làm thế nào để giúp các bé hiểu và đón nhận vấn đề này lại không phải là điều đơn giản.

Tuyệt chiêu giúp mẹ dạy con hiểu rõ về kinh nguyệt - 1

Ngày nay, trẻ em thường sẽ thấy kỳ kinh đầu tiên vào độ tuổi từ 9-16 tuổi (Ảnh minh họa)

Dưới đây là một số cách giúp bạn chia sẻ dễ dàng với bé về chuyện tế nhị này!

Cha mẹ cần hiểu kinh nguyệt là gì

Vào những năm 20 của thế kỷ trước, phần lớn các bé gái bước vào độ tuổi 14-15 mới có kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Nguyên nhân của hiện tượng này rất nhiều nhưng có liên quan đến vấn đề dinh dưỡng. Ngày nay, trẻ em thường sẽ thấy kỳ kinh đầu tiên vào độ tuổi từ 9-16 tuổi. Kinh nguyệt không đơn thuần chỉ là một dấu hiệu sinh lý bình thường mà lúc này cơ thể bé gái hoàn toàn có thể mang thai và thực hiện chức năng làm mẹ.

Chu kỳ kinh nguyệt là để chỉ ngày đầu tiên của kỳ kinh đầu tiên đến ngày đầu tiên của kỳ kinh kế tiếp. Thông thường một chu kỳ kinh nguyệt là 28 ngày. Nhưng cũng có người có kỳ kinh là 22 ngày hoặc 45 ngày. Mỗi lần kinh nguyệt sẽ kéo dài từ 3 đến 5 ngày. Cơ địa mỗi người khác nhau thì thời gian kéo dài chu kỳ sẽ khác nhau.

Trong những năm đầu, kinh nguyệt thường có hiện tượng không đều. Có thể chu kỳ kinh bị ngắn lại trong vòng 3 tuần hoặc sẽ kéo dài lên đến 5 tuần. Thậm chí một năm chỉ có 3 đến 4 tháng có kinh. Nếu trước16 tuổ,  sau lần có kinh đầu tiên mà 3 năm sau vẫn chưa thấy có kỳ kinh tiếp theo cần phải đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa khám ngay.

Làm thế nào để nhận biết thời điểm con sắp có kinh? Đầu tiên bạn có thể quan sát sự thay đổi trên cơ thể của bé, đó phần bầu ngực của bé nhô lên. Đầu vú màu sậm lại, đây chính là đặc điểm đầu tiên và dễ nhận biết nhất khi bé bước vào giai đoạn dậy thì.

Tiếp đó là nách và lông mu sẽ bắt đầu mọc. Sau khi ngực bé phát triển khoảng 1 năm,  phần lớn các bé sẽ bước vào giai đoạn dậy thì nhanh. Bé sẽ tăng trưởng rất mạnh về chiều cao. Thân hình bắt đầu có đường cong, chân cũng dài nhanh hơn.

Thông thường sau một năm thời kỳ phát triển nhanh hoặc sau 2 năm bé nhú ngực thì sẽ đón kỳ kinh nguyệt đầu tiên.

Những câu hỏi mà cha mẹ cần phải biết để giải đáp khúc mắc cho bé

Tại sao chỉ có con gái có kinh nguyệt?

Bạn có thể giải thích với bé rằng, bước vào tuổi dậy thì, các bạn trai cũng có những thay đổi đáng kể về thân thể, chỉ là cách thay đổi không giống nhau. Ví dụ các bạn trai sẽ bị vỡ giọng, râu sẽ lún phún và tóc cứng hơn. Con gái thì khác các bạn nam, là ngực sẽ nhô lên, có kinh nguyệt và lúc này có thể sinh được con.

Con gái đến tận lúc già vẫn có kinh nguyệt à?

Thông thường phụ nữ đến khoảng 45 - 51 tuổi sẽ tắt kinh, tức sẽ không còn khả năng sinh con.

Kinh nguyệt thường ra trong bao lâu và mỗi lần mất bao nhiêu máu?

Mỗi người có một cơ địa khác nhau nên thời gian cũng sẽ khác nhau, Nhưng thông thường kinh nguyệt sẽ kéo dài trong vòng từ 3 đến 5 ngày, có người kéo dài đến một tuần. Cũng có người ra ít có người ra nhiều và cùng một người nhưng ở mỗi một độ tuổi khác nhau thì kinh nguyệt cũng khác nhau

Thời kỳ kinh nguyệt nên tránh vận động và không được bơi

Trong thời kỳ này, quan trọng phụ nữ cảm thấy thoải mái là được. Ngoài ra mọi hoạt động không có gì khác biệt so với ngày thường. Ví dụ như vận động viên bơi lội đến tháng có thể dùng bông vệ sinh và tiếp tục tập luyện bình thường nếu sức khỏe cho phép.

Con gái thường xuyên có hiện tượng đau bụng kinh?

Đối với một số người sẽ gặp hiện tượng này nhưng đây là triệu chứng không thể nhận biết trước và phán đoán được nếu bé chưa đến kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Làm mẹ, bạn cũng cần chuẩn bị tinh thần cho các bé biết rằng, cơn đau đó không kéo dài và nhanh chóng qua đi.

Những lúc đau có thể chườm nóng hoặc tắm nước nóng giúp giảm cảm giác đau. Nếu hiện tượng đau bụng kinh quá nghiêm trọng có thể sử dụng thuốc giảm đau hoặc có thể đến gặp bác sĩ chuyên khoa để khám và tư vấn đầy đủ.

Có cần phải chăm sóc vùng kín vào ban đêm trong kỳ kinh nguyệt không?

Không cần thiết vì như thế sẽ làm hỏng đến môi trường axít và hỏng âm đạo, càng tăng khả năng nhiễm trùng.

 Làm cách để cha mẹ tiếp cận và giải thích cho bé hiểu về kinh nguyệt?

Nếu cha mẹ cảm thấy lúng túng hoặc khó khăn khi nói về kinh nguyệt với bé hoặc bản thân bé không sẵn sàng và không muốn cha mẹ nói với bé về việc này, các bậc phụ huynh có thể dùng một số cách tiếp cận sau:

- Hãy tìm một cuốn sách hoặc một DVD có liên quan đến chủ đề này cho bé tự xem, tự tìm hiểu theo cách của bé.

- Có thể liên hệ với nội dung môn học vệ sinh hoặc giáo dục giới tính mà con được học ở trường hoặc tham khảo ý kiến của thầy cô của con.

- Thông qua cách hỏi đáp với con để tìm cách phá vỡ sự bế tắc trong chủ đề cha mẹ muốn tiếp cận. Giả dụ nếu nghe thấy con nhắc đến vấn đề liên quan đến kinh nguyệt, bạn có thể hỏi bé về tin tức đó bé biết từ đâu. Như vậy, có thể đảm bảo bé được tiếp cận thông tin một cách chính xác nhất tránh hiểu sai.

- Trước khi trẻ khám sức khỏe định kỳ hãy nói với trẻ rất có thể bác sĩ sẽ hỏi bé đã có kinh nguyệt chưa và bạn có thể mượn cớ này để giải đáp những khúc mắc nghi ngờ của bé về kinh nguyệt.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê Nguyên (Sina) ([Tên nguồn])
Kiến thức giới tính Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN