Trí tuệ nhân tạo ChatGPT đang khiến nhiều bạn trẻ lo lắng

Sự kiện: Giới trẻ 2024

Gần đây, trên các diễn đàn công nghệ, giới trẻ bàn luận rất sôi nổi về trí tuệ nhân tạo ChatGPT. Nhiều người xem đây là kỷ nguyên mới của công nghệ AI, nhưng nó cũng mang lại không ít lo lắng cho các bạn trẻ.

Những công dụng vượt trội

ChatGPT ra mắt vào ngày 30/11/2022 nhưng chỉ thật sự gây “sốt” với giới trẻ Việt Nam từ sau khi có thông tin một nhà báo dùng nền tảng này để viết bài quảng cáo trị giá 600 USD, và ChatGPT cho ra đời tác phẩm chỉ trong vòng 30 giây.

Ngay lập tức, thông tin này đã gây xôn xao cho nhiều người, đặc biệt là với các bạn trẻ đang hằng ngày tiếp xúc với công nghệ AI. Vào các nhóm công nghệ trên nhiều nền tảng mạng xã hội, dễ dàng bắt gặp các bài viết thảo luận về ChatGPT của bạn trẻ. Nhiều người cho rằng nền tảng AI này sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho công nghệ. Bên cạnh đó, cũng có không ít ý kiến tỏ ra nghi ngờ về công dụng thực sự mà ChatGPT mang lại.

Đáng chú ý, có nhiều bài viết của bạn trẻ bày tỏ sự lo lắng của mình nếu ChatGPT được ứng dụng rộng rãi. Nguyên nhân được đưa ra là do tốc độ tìm kiếm, khả năng ghi nhớ và sự đa dụng của nền tảng này có thể giúp nó thay thế con người trong nhiều công việc, có thể kể đến: Dịch văn bản chuẩn ngữ pháp, viết content, phân tích dữ liệu…

ChatGPT thậm chí còn biết làm thơ khiến nhiều bạn trẻ vô cùng ngạc nhiên.

ChatGPT thậm chí còn biết làm thơ khiến nhiều bạn trẻ vô cùng ngạc nhiên.

Là người sáng tạo nội dung trên nền tảng mạng xã hội, Dương Trung Tính (22 tuổi) không giấu được sự lo lắng khi biết những công dụng vượt trội của ChatGPT. Trung Tính cho biết, từ trước đến nay, anh luôn nghĩ việc sáng tạo nội dung là công việc chỉ con người mới làm được. Nhưng sau khi biết thông tin ChatGPT có thể cho ra đời một bài quảng cáo chỉ trong vòng 30 giây, Trung Tính đã phải suy nghĩ khác.

“Mình cảm thấy nền tảng AI này khá thú vị và hữu ích, nhưng nó có thể đe dọa đến công việc của nhiều người, trong đó có bản thân mình. Dù có rất nhiều công dụng, nhưng có một thứ mình tự tin rằng AI không thể nào làm như con người được, đó chính là cảm xúc. Những nội dung mình sáng tạo từ chính cảm xúc của bản thân chắc chắn là thứ không thể thay thế”, Trung Tính bày tỏ.

Dương Trung Tính lo lắng vì ChatGPT có thể đe dọa đến công việc sáng tạo nội dung của mình.

Dương Trung Tính lo lắng vì ChatGPT có thể đe dọa đến công việc sáng tạo nội dung của mình.

Chia sẻ về dự đoán sự phát triển của ChatGPT, Minh Tài (trường ĐH Công nghệ TP. HCM) bày tỏ: “Khi ChatGPT ra mắt, người dùng muốn tra cứu đã bắt đầu trò chuyện với AI này thay vì tìm kiếm thông tin trên Google. Với sự hiểu biết sâu rộng đa lĩnh vực, các thắc mắc của người dùng sẽ được giải quyết chỉ sau vài giây. Chính vì sự hiểu biết rộng cùng tính vận dụng cao, người dùng ở một số nước đã bắt đầu chuyển sang sử dụng công cụ này nhiều hơn, đây sẽ là đối thủ đáng gờm sắp tới của Google nếu được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam”.

Một chuyên gia công nghệ cho biết, để có thể trò chuyện với ChatGPT, người dùng tại Việt Nam hiện nay buộc phải sử dụng các phần mềm fake IP sang các nước hiện đang hỗ trợ thử nghiệm ChatGPT. Tuy vậy, việc đăng ký tài khoản để sử dụng ChatGPT ở trong nước vẫn còn gặp nhiều khó khăn vì phải cần thêm số điện thoại nước ngoài để xác thực.

ChatGPT tiềm ẩn nhiều rủi ro về mặt pháp lý

Theo Luật sư Duy Anh (Hãng Luật A+), ChatGPT hiện nay mới chỉ ở giai đoạn sơ khai, sự xuất hiện của nó và trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung có thể làm thay đổi một cách đáng kể cách thức vận hành của những ngành nghề liên quan đến sáng tạo nội dung như báo chí, truyền thông, marketing…

Việc sử dụng, khai thác các nội dung từ ChatGPT còn đặt ra nhiều câu hỏi về mặt pháp lý liên quan, nhất là về quyền sở hữu trí tuệ. Tư cách pháp lý, phương thức bảo hộ các kết quả trong ChatGPT vẫn là một vấn đề gây tranh cãi. Tuy nhiên, pháp luật của đa số các nước trên thế giới (trong đó có Việt Nam) đều không coi AI là một chủ thể độc lập được bảo hộ các quyền về sở hữu trí tuệ, nên việc dễ thấy nhất có thể xảy ra là tranh chấp của những người cùng sử dụng kết quả từ ChatGPT trong sản phẩm của mình, hoặc tranh chấp của người dùng với tác giả ban đầu của nội dung mà ChatGPT thu thập để tạo ra kết quả”, Luật sư Duy Anh nêu quan điểm.

Luật sư Duy Anh (Hãng Luật A+) chia sẻ góc nhìn của mình về vấn đề pháp lý đối với ứng dụng ChatGPT.

Luật sư Duy Anh (Hãng Luật A+) chia sẻ góc nhìn của mình về vấn đề pháp lý đối với ứng dụng ChatGPT.

Cũng theo Luật sư Duy Anh, nhiều vấn đề cũng cần được suy xét như tính chính xác của các câu trả lời từ ChatGPT. Việc trả lời trực tiếp các câu hỏi của người dùng dễ dẫn đến việc ngộ nhận, gây hiểu lầm rằng thông tin được đưa ra là hoàn toàn đúng. Việc một số thông tin xấu, độc, sai sự thật được lan truyền cũng là không thể tránh khỏi.

“Chính vì vậy, người dùng cần phải chọn lọc, đánh giá kỹ lưỡng các thông tin mà mình được cung cấp. Trách nhiệm của người sử dụng các nội dung từ ChatGPT hay AI hiện nay vẫn được đặt lên hàng đầu nếu có các vi phạm xảy ra”, Luật sư Duy Anh lưu ý.

Nguồn: [Link nguồn]

Nữ sinh Cần Thơ ứng dụng trí tuệ nhân tạo quản lý nồng độ cồn tài xế ô tô

Đặng Quách Gia Bình, sinh viên ngành Công nghệ thông tin, trường đại học Cần Thơ không chỉ sở hữu thành tích đáng nể mà còn là thành viên tích cực trong dự án "Ứng dụng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Như Việt - Hà Chi ([Tên nguồn])
Giới trẻ 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN