Trẻ em Nhật Bản không được ngủ trưa ở trường mẫu giáo

Trẻ em mẫu giáo ở Nhật Bản được dạy đạo đức, quy tắc thông qua sinh hoạt tập thể nhưng không mất đi cá tính của riêng mình.

Nhà trẻ là trạm đầu tiên trong hành trình đi học của mỗi đứa trẻ. Giáo dục Nhật Bản chú trọng vào con người, “tiên học lễ, hậu học văn” nên ở giai đoạn mẫu giáo, các em bé Nhật không chú trọng vào chuyện học kiến thức, mà chủ yếu là rèn các nề nếp cơ bản.

Các bé được dạy về đạo đức và các quy tắc xã hội thông qua các hoạt động vui chơi tập thể nhưng vẫn có thể duy trì cá tính của mỗi bé. Giờ đến trường của các bé mẫu giáo ở Nhật thường từ 9h30 sáng đến 2h chiều và không có giờ nghỉ trưa.

Cùng xem trẻ em Nhật Bản trải qua một ngày ở nhà trẻ như thế nào:

Trẻ em Nhật Bản không được ngủ trưa ở trường mẫu giáo - 1

7h50 đến 9h30 sáng là giờ nhận trẻ của các trường. Bình thường, các trường mẫu giáo ở xứ sở anh đào này đều bắt đầu học sau 9h sáng, nếu muốn gửi trẻ trước 9h thì có thể đăng ký trông trẻ sáng sớm. Bố mẹ có thể đưa trẻ đến trường, xe của trường sẽ đến đón các bé tận nhà trên những chiếc xe bus siêu dễ thương.

Trẻ em Nhật Bản không được ngủ trưa ở trường mẫu giáo - 29h30: Hoạt động tự do. Trẻ sau khi tự mình sắp xếp ba lô và đồ dùng của mình vào đúng nơi quy định thì có thể tự do hoạt động. Các bé có thể chơi các trò chơi trong lớp hoặc ra ngoài chạy nhảy tùy thích. (Hình một bé đang chơi trò xếp gỗ)

Trẻ em Nhật Bản không được ngủ trưa ở trường mẫu giáo - 310h30: Bài tập buổi sáng. Tất cả các bé tập trung điểm danh, sau đó hát vang bài hát truyền thống vào buổi sáng theo lời bắt nhịp của giáo viên và tập một bài thể dục để chuẩn bị tinh thần hăng hái cho một ngày dài.

Trẻ em Nhật Bản không được ngủ trưa ở trường mẫu giáo - 4

11h: Hoạt động theo chủ đề. Hoạt động của mỗi ngày có thể là gấp hạc giấy, nặn đất sét, vẽ tranh, học đếm, chơi trò chơi đố chữ, đố bài hát, học chơi nhạc cụ hay vận động theo chủ đề... Mỗi hoạt động kéo dài từ 30 phút đến 1 tiếng.

Trẻ em Nhật Bản không được ngủ trưa ở trường mẫu giáo - 512h: Ăn cơm trưa. Thường bữa trưa sẽ do nhà trẻ chuẩn bị, được tính toán dinh dưỡng rất hợp lý và phối hợp các món hợp vị với nhau để tăng cảm giác ngon miệng cho trẻ. Khác với các nước, nhà trẻ ở Nhật Bản không quy định giờ ăn cho trẻ và ép trẻ ăn nhanh mà dạy trẻ ăn chậm nhai kỹ, dạy trẻ cách ăn uống khoa học để tránh các bệnh về đường tiêu hóa về sau.

Trẻ em Nhật Bản không được ngủ trưa ở trường mẫu giáo - 612h40: Nghỉ ngơi sau bữa ăn. Ăn xong, trẻ không bị “lùa” đi ngủ như trẻ em mẫu giáo ở các nước khác mà được tự do nghỉ ngơi cho tiêu cơm, sau đó tự do vận động ngoài trời theo sở thích. Các bé có thể chơi đu quay, cầu trượt hay các trò chơi tập thể.

Trẻ em Nhật Bản không được ngủ trưa ở trường mẫu giáo - 713h10: Chuẩn bị tan học. Vì nhiều bà mẹ ở Nhật làm công việc nội trợ nên giờ học ở các trường mẫu giáo thường chỉ đến 2h chiều. Trước khi tan học, giáo viên sẽ cho các bé xem tranh, kể chuyện. Nhà trẻ ở Nhật Bản không có thời gian ngủ trưa, để các bé quen dần với nếp sinh hoạt làm việc liên tục vào ban ngày và chỉ nghỉ ngơi vào ban đêm. Nếp sinh hoạt này sẽ giúp các bé thích nghi với cuộc sống bận rộn và làm việc với cường độ cao sau này.

Trẻ em Nhật Bản không được ngủ trưa ở trường mẫu giáo - 814h05: Tan học. Các phụ huynh đến đón con, những em được đưa đón theo xe của trường sẽ có giáo viên hướng dẫn lên xe và đưa về tận nhà. Thời gian học mỗi ngày không dài nên trẻ luôn cảm thấy chơi vẫn chưa đủ, chưa về nhà đã mong đến ngày mai để lại được đến trường. Thời gian học ở mẫu giáo Nhật Bản ngắn vừa phải để trẻ không thấy chán và sợ khi đến trường.

Trẻ em Nhật Bản không được ngủ trưa ở trường mẫu giáo - 915h: Ăn nhẹ cho những trẻ đăng ký chăm sóc ngoài giờ. Những em bé này thường có cả bố và mẹ đều đi làm. Các bé sẽ ở lại trường thường đến 6h tối và muộn nhất là 8h tối thì các phụ huynh sẽ phải đến đón con.

Trẻ em Nhật Bản không được ngủ trưa ở trường mẫu giáo - 10Ngoài những hoạt động kể trên, nhà trẻ còn thường xuyên tổ chức các hoạt động khác như học viết thư pháp, tổ chức ngày hội thể thao, đi dã ngoại, quan sát động vật – thực vật, mở các buổi trình diễn năng khiếu,... Mục đích của các trường mẫu giáo không phải là nhồi nhét kiến thức, nhà trường tạo điều kiện cho trẻ học mà chơi, chơi mà học, tự bản thân trải nghiệm và rút ra những bài học cho bản thân.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Như Nguyệt (theo QQ) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN