Những mẫu phụ nữ khiến đàn ông thấy sợ
Theo chuyên gia, những phụ nữ quá chăm sóc, quá vâng lời hoặc coi mình là "thượng đẳng" sẽ khiến đàn ông tránh hẹn hò hoặc không giữ mối quan hệ bền lâu.
Sắm vai "người mẹ"
Kết quả một nghiên cứu đăng trên tạp chí Frontiers in Psychology cho thấy, trong mối quan hệ yêu đương, nhiều phụ nữ sẽ trở nên giống như mẹ của chàng trai họ yêu. Họ lo lắng cho đối tác từ miếng ăn, giấc ngủ cho đến chiếc bàn chải đánh răng. Cách chăm sóc của họ giống cách một người mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh.
Dù bản chất bảo vệ và dịu dàng của phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ, nó có thể vượt qua ranh giới mong manh của sự bảo vệ và trở thành sự chiếm hữu, nơi sự quan tâm hoặc tình cảm biến thành mong muốn kiểm soát gây khó chịu, do nó gây ảnh hưởng đến không gian cá nhân.
Trong trường hợp này, người đàn ông sẽ cảm thấy mất đi sự độc lập, thậm chí coi bạn như người chị, người mẹ chứ không còn là một đối tác tiềm năng trong yêu đương.
Việc này cũng có thể phá hủy mối quan hệ của hai phía, khiến đối tác cảm thấy mình vô dụng khi ở bên bạn gái và có khả năng giết chết đam mê. Về lâu dài, người đàn ông có xu hướng oán giận, nổi loạn chống lại đối tác, giống như mọi đứa trẻ phải khẳng định bản thân bằng cách thoát khỏi cha mẹ và trở thành một người độc lập.
Người hầu gái
Nhiều phụ nữ nghĩ nếu họ làm mọi thứ cho một đàn ông mình yêu, anh ta sẽ thích họ hơn. Thực tế là làm như vậy chỉ giết chết sự hấp dẫn, như được gợi ý bởi một nghiên cứu về giới tính, cảm xúc và sự hài lòng trong mối quan hệ được công bố bởi Sex Roles Journal.
Khi bạn làm việc hết lòng để trở thành người hầu không thể thiếu của đối tác, dù là với mong muốn trở nên gắn bó hơn với người ấy, điều ngược lại sẽ xảy ra. Dần dà, bạn làm mất đi sự hấp dẫn của mình đối với anh ta, khiến đối phương mất mong muốn chinh phục và có nhu cầu giữ gìn mối quan hệ.
Coi mình như "đẳng cấp trên"
Một số phụ nữ nghĩ rằng đối xử tệ với đàn ông là cách tốt để khiến họ hứng thú. Họ cho mình là "công chúa", "bà chủ" và đối xử với nửa kia như thuộc hạ.
Trên thực tế, "lực hấp dẫn" kiểu như vậy thường chỉ có trong mối quan hệ mà người đàn ông có lòng tự trọng thấp, trong khi phái nữ rơi vào trạng thái quyền lực/kiểm soát chứ không phải là mối quan hệ lành mạnh. Điều này cũng đem lại tâm lý âm thầm ghét bỏ, muốn phản kháng từ phía người nam.
Nghiên cứu về giao tiếp và sự hài lòng trong mối quan hệ đăng trên tạp chí Personality and Social Psychology Bulletin ủng hộ quan điểm cho rằng không ai muốn bị đối xử như một tấm thảm chùi chân. Nếu bạn hạ thấp anh ấy trước mặt bạn bè anh ấy, bạn sẽ không khi nào được đối tác trân trọng.
Theo Randy Skilton, chuyên gia tư vấn tâm lý từ tờ Marriage, phụ nữ không cần phải thay đổi hoàn toàn để chinh phục một chàng trai. Tuy nhiên, cần học cách làm mới mình một cách tích cực, ví dụ làm đẹp ngoại hình, chăm sóc tốt cho cuộc sống riêng và cả những đam mê của mình.
Khi bạn trao quyền cho bản thân sự độc lập, chủ động, bạn cũng trao cho đối tác quyền tương tự, giúp anh ấy có cơ hội thể hiện mình và chinh phục bạn.
Nguồn: [Link nguồn]
Rất nhiều phụ nữ thành đạt không muốn tỏ ra mình yếu đuối đồng thời thích che chở cho người khác nên thường là đối tượng tiềm năng của những "bad boy".